Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Tiếng gà trưa ngắn nhất Văn 7 tập 1 Cánh diều

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn bài Tiếng gà trưa SGK Văn 7 tập 1 Cánh diều ngắn gọn nhất. Theo em, vì sao chúng ta luôn nghĩ về những người thân trong gia đình mỗi khi xa nhà hoặc gặp khó khăn?

Câu 1 (trang 51 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1) 

Cảm xúc nào xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa? Cảm xúc đó được khơi gợi từ điều gì? Em hiểu người xưng "cháu" trong bài thơ là ai?

Trả lời: 

- Cảm xúc được thể hiện xuyên suốt bài thơ là tình cảm bà cháu thắm thiết, thiêng liêng được thể hiện qua hình ảnh tiếng gà trưa.

- Người xưng “cháu” trong bài thơ là Xuân Quỳnh (tác giả)

Câu 2 (trang 51 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1) 

Dòng thơ "Tiếng gà trưa" được lặp lại mấy lần trong bài thơ? "Tiếng gà trưa" đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ? Em ấn tượng với hình ảnh hoặc kỉ niệm nào nhất? Vì sao?

Trả lời: 

- Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại 3 lần

- “Tiếng gà trưa” đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh và kỉ niệm về những tháng ngày nghèo khổ, khó khăn sống cùng với bà nội.

- Em ấn tượng với hình ảnh “tiếng gà trưa” nhất bởi nó không đơn thuần là tiếng gà gáy mà nó như tiếng gọi tuổi thơ của tác giả. Một hình ảnh đẹp gắn với những năm tháng vất vả nhưng tràn ngập yêu thương và hạnh phúc của tác giả với bà của mình. Tiếng gọi đầy thân thương, trìu mến  khơi dậy những kí ức đẹp về người bà hiền hậu, thương yêu cháu.

Câu 3 (trang 51 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1) 

Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết nào? Qua đó, em có cảm nhận như thế nào về người bà và những tình cảm người cháu dành cho bà?

Trả lời: 

- Người bà hiện lên qua hình ảnh, chi tiết: “Tay bà khum soi trứng”, “chắt chiu”, “bà lo”, “bán gà”, “bà ơi”, “quần áo mới”.

- Người bà là người giàu tình thương dành cho cháu, một người giàu đức hi sinh. Cuộc sống tuy khó khăn, vất vả nhưng bà vẫn dành dụm, chắt chiu từng chút để đảm bảo cho cháu có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Người cháu hiểu, biết ơn sự hy sinh, yêu thương của bà. Từ đó, người cháu ngày càng yêu quý, trân trọng những kỉ niệm đã qua cùng với bà của mình.

Câu 4 (trang 51 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1) 

Theo em, vì sao chúng ta luôn nghĩ về những người thân trong gia đình mỗi khi xa nhà hoặc gặp khó khăn?

Trả lời: 

Bởi khi ở nhà, chúng ta thường xuyên gặp gỡ, mọi thứ diễn ra đều bình thường cùng nhau nên không có cảm giác xa lạ. Nhưng khi xa nhà, sống ở một môi trường hoàn toàn khác, không còn thường xuyên gặp người thân, lúc đó ta mới bắt đầu cảm thấy cô đơn, nhớ mong và nghĩ về họ. Đó là cảm xúc rất bình thường của mỗi người khi xa nhà. Đây sẽ là lúc ta nhớ về những kỉ niệm, ngày tháng ở bên nhau, điều đó sẽ khiến ta ngày càng trân trọng những khoảnh khắc được bên cạnh người thân yêu của mình hơn. 

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan