Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Tổng kết phần Tập làm văn SBT Ngữ văn 6 tập 2

Bình chọn:
4.6 trên 5 phiếu

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 98 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Một bạn xác định những bài văn đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6 sau đây với các phương thức biểu đạt chính (ghi trong ngoặc đơn).

Bài tập

1. Một bạn xác định những bài văn đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6 sau đây với các phương thức biểu đạt chính (ghi trong ngoặc đơn). Theo em, bạn xác định các phương thức biểu đạt như thế đúng và sai ở những bài nào ?

a) Thạch Sanh (tự sự)

b) Cô Tô (biểu cảm)

c) Con hổ có nghĩa (miêu tả)

d) Mưa (tự sự)

đ) Cây tre Việt Nam (nghị luận)

e) Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (hành chính - công vụ)

2. Câu 1, muc II, trang 156, SGK.

3. Câu 2, mục II, trang 156, SGK.

4. Câu 4, mục II, trang 157, SGK.

5. Câu 6, mục II, trang 157, SGK. 

6. Câu 2, mục III, trang 157, SGK.

Gợi ý làm bài

1.

STT

Tên văn bản

Phương thức biểu đạt chính.

a

Thạch Sanh

Tự sự

b

Cô Tô

Biểu cảm

c

Con hổ có nghĩa

Tự sự

d

Mưa

Miêu tả

đ

Cây tre Việt Nam

Miêu tả 

e

Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Nghị luận

2.

STT

Văn bản

Mục đích

Nội dung

Hình thức

1

Tự sự

Thông báo, giải thích, nhận thức

Nhân vật, sự kiện, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả.

Văn xuôi, tự do

2

Miêu tả

Cho hình dung, cảm nhận

Tính chất, thuộc tính, trạng thái của sự vật, cảnh vật, con người.

Văn xuôi, tự do

3

Đơn từ

Đề đạt yêu cầu

Lí do và yêu cầu

Theo mẫu với đầy đủ yếu tố của nó.

3. Mỗi bài văn miêu tả hay tự sự đều có 3 phần:

STT

Các phần

Tự sự

Miêu tả

1

Mở bài

Giới thiệu nhân vật, tình huống, sự việc.

Giới thiệu đối tượng miêu tả.

2

Thân bài

Diễn biến câu chuyện, sự việc một cách chi tiết.

Miêu tả đối tượng từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể, từ trên xuống dưới.

3

Kết bài

Kết quả sự việc, suy nghĩ

Cảm xúc, suy nghĩ.

4. Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua những yếu tố:

- Chân dung ngoại hình

- Ngôn ngữ

- Cử chỉ, hành động

- Lời nhận xét của các nhân vật khác hoặc của người kể, tả.

Ví dụ : Nhân vật Dế Mèn trong “Bài học đường đời đầu tiên”.

- Ngoại hình: Một thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, đầu to ra nổi từng tảng…

- Ngôn ngữ: trịch thượng, hách dịch

- Cử chỉ, hành động: đi đứng oai vệ, rún rẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu, trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu…

- Suy nghĩ: cho là mình giỏi “ Tôi cho là tôi giỏi, tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm…”

5. Miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật, hiện tượng và con người vì: quan sát mới tìm ra những đặc điểm nổi bật, tìm ra những ngóc ngách của sự vật, hiện tượng và con người.  Hơn nữa, phải quan sát để tả cho thật, cho đúng và sâu sắc.

6. Từ bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa, em hãy viết bài văn miêu tả lại trận mưa theo quan sát và tưởng tượng của em.

Tả cơn mưa rào:

- Trời oi ả vô cùng, trời đang sáng bỗng tối sầm lại, mây đen kéo tới. Rồi cơn mưa đã đến.

- Những con mối bay như vỡ tổ, chao liệng giữa không trung.

- Trận mưa rào xuống làm cho những hàng cây trong vườn nghiêng qua nghiêng lại, có cây con còn bị gãy đổ.

- Trước sân, nước mưa trắng xóa và dâng lên đến sát mép bậc thềm nhà.

- Tia chớp lóe sáng, loằng ngoằng một vạch như cắt ngang trời.

- Thỉnh thoảng, tiếng sấm rền vang nối tiếng nhau nghe “khanh khách” như tiếng cười.

- Gió thổi mỗi lúc một mạnh rồi một lúc sau cơn mưa dứt hẳn.

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Soạn văn 6 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Bài viết liên quan