1. Bài tập 1, trang 23, SGK.
Đọc văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”.
Trả lời:
Trong văn bản này, thầy có nghĩa là cha, mợ có nghĩa là mẹ, cậu có nghĩa là cha, đều là các từ ngữ thuộc trường từ vựng "người ruột thịt, thân thích". Cuối cùng, cần tổng kết lại trong bài này có bao nhiêu từ ngữ khác nhau thuộc trường từ vựng này.
2. Bài tập 2, trang 23, SGK.
Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây :
a) lưới, nơm, câu, vó
b) tủ, rương, hòm, va ti, chai, lọ.
c) đá, đạp, giẫm, xéo.
d) buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi.
e) hiền lành, độc ác, cởi mà.
g) bút máy, bút bi, phấn, bút chì.
Trả lời:
Trước hết, cần phân tích, xác định nét chung về nghĩa của các từ trong nhóm, sau đó tìm một từ ngữ thích hợp để đặt tên cho trường từ vựng của nhóm.
Ví dụ :
- Lưới, nơm, câu, vó: dụng cụ đánh bắt thuỷ sản.
- Hiền lành, độc ác, cởi mở : tính cách.
3. Bài tập 3, trang 23, SGK.
Các từ in đậm trong đoạn văn sau đây thuộc trường từ vựng nào ?
Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý reo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến...
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Trả lời:
Cách làm giống như ở bài tập 2.
4. Bài tập 4, trang 23, SGK.
Hãy xếp các từ mũi, nghe, tai, thính, điếc, thơm, rõ vào đúng trường từ vựng của nó theo bảng sau (một từ có thể xếp ở cả hai trường)
Trả lời:
Khứu giác là cảm giác nhận biết các mùi. Thính giác là cảm giác nhận biết âm thanh. Các từ ngừ chỉ từng cơ quan cảm giác (giác quan), hoạt động, trạng thái của giác quan và chỉ các kết quả cảm nhận của giác quan thuộc về từng trường từ vựng, cần chú ý là có từ ngữ có thể thuộc cả hai trường từ vựng (tất nhiên nghĩa của từ ngữ đó ở mỗi trường từ vựng có chỗ khác nhau). Ví dụ : điếc vừa thuộc trường từ vựng thính giác, vừa thuộc trường từ vựng khứu giác (như điếc cả mũi).
5. Bài tập 5*, trang 23, SGK.
Tìm các trường từ vựng của mỗi từ sau đây: lưới, lạnh, tấn công.
Trả lời:
Tham khảo ví dụ phân tích từ ngọt trong SGK để làm bài tập này. Lưới, lạnh và tấn công đều là những từ nhiều nghĩa. Có thể sử dụng từ điển để biết mỗi từ đã cho có bao nhiêu nghĩa, từ đó xác định các nghĩa đó thuộc trường từ vựng nào.
6. Bài tập 6, trang 23 - 24, SGK.
Trong đoạn thơ sau, tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào ?
Ruộng rẫy là chiến trường,
Cuốc cày là vũ khí,
Nhà nông là chiến sĩ,
Hậu phương thi đua với tiền phương.
(Hồ Chí Minh)
Trả lời:
Chiến trường, vũ khí, chiến sĩ là những từ ngữ thuộc trường từ vựng “quân sự” đã chuyển sang trường từ vựng khác. Dựa vào ý của toàn bài để xác định các từ ngữ này đã chuyển sang trường tư vựng nào.
7. Bài tập 7, trang 24, SGK.
Viết một đoạn văn có ít nhất năm từ cùng trường từ vựng “trường học” hoặc trường từ vựng “môn bóng đá”.
8*. Viết một đoạn văn (hoặc thơ) có những từ được chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt.
Trả lời:
Trong bài học đã có ví dụ về hiện tượng chuyển trường từ vựng trong bài Lão Hạc của Nam Cao. Xin cung cấp thêm một đoạn văn khác của Xuân Diệu để các em tham khảo :
Thôi học trò đã về hết, hoa phượng ở lại một mình. Phượng đứng canh gác nhà trường, sân trường. Hè đang thịnh, mọi nơi đều buồn bã, trường ngủ, cây cối cũng ngủ. Chỉ có hoa phượng thức để làm vui cho cảnh trường. Hoa phượng thức, nhưng thỉnh thoảng cũng mệt nhọc, muốn lỉm dim. Gió qua, hoa giật mình, một cơn hoa rụng.
Sachbaitap.com
>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục