Xem thêm: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1
I. Đọc hiểu
a) Đọc hai khổ thơ sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6)
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(trích Sang thu - Hữu Thỉnh)
Câu 1 (trang 123 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1)
Hai khổ thơn trên có sự kết hợp giữa phương thức biểu cảm và phương thức nào?
A. Tự sự
B. Thuyết minh
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 2 (trang 123 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1)
Các dòng trong hai khổ thơ chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào?
A. 2/2/1
B. 2/ 3
C. 1/2/2
D. 3/2
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 3 (trang 123 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1)
Trong hai khổ thơ, những tiếng nào bắt vần với nhau?
A. Ổi - se
B. Ngõ - về
C. Vã - hạ
D. Dàng - hạ
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 4 (trang 123 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1)
Hai khổ thơ trên viết về điều gì?
A. Sự biến chuyển của đất trời khi thu sang
B. Vẻ đẹp của cây cối khi mùa thu về
C. Nỗi buồn của con người trước cảnh thu
D. Sự vui mừng của tác giả khi mùa thu về
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 5 (trang 123 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1)
Các từ chùng chình, dềnh dàng, vội vã được xếp vào nhóm từ láy nào?
A. Láy âm đầu
B. Láy vần
C. Láy âm đầu và vần
D. Láy âm đầu và thanh
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 6 (trang 123 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1)
Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai khổ thơ trên?
A. So sánh
B. Hoán dụ
C. Nhân hóa
D. Ẩn dụ
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
b) Đọc đoạn trích sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 7 đến câu 10)
Quy tắc vàng khi sử dụng thang máy
Câu 7 (trang 124 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1)
Văn bản Quy tắc vàng khi sử dụng thang máy nói về vấn đề gì?
A. Giới thiệu các loại thang máy khác nhau
B. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi sử dụng thang máy
C, Giới thiệu những ưu điểm và hạn chế của việc đi thang máy
D. Cảnh báo những nguy hiểm và bất lợi khi đi thang máy
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 8 (trang 124 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1)
Phương án nào nêu đúng căn cứ để xác định đoạn trích trên là văn bản thông tin giới thiệu về quy tắc của một hoạt động?
A. Nêu lên các biểu hiện đa dạng, phong phú về các loại thang máy
B. Nêu lên các lí do vì sao nên đi thang máy nơi công cộng
C. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi đi thang máy nơi công cộng
D. Nêu lên tác dụng và vai trò của thang máy trong các tòa nhà công cộng
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 9 (trang 124 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1)
Phương án nào nêu được cách tóm tắt đầy đủ các quy tắc khi đi thang máy?
A. Đọc kĩ tất cả các tiêu đề mở đầu được in đậm của mỗi mục
B. Đọc kĩ nhan đề của văn bản: Quy tắc vàng khi sử dụng thang máy
C. Đọc kĩ phần mở đầu của văn bản: Đứng bên phải...
D. Đọc kĩ phần kết thúc của văn bản: nhanh chóng ra khỏi thang máy...
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 10 (trang 124 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1)
Thông tin quan trọng được nêu trong đoạn trích trên là gì?
A. Yêu cầu các tòa nhà chung cư hiện đại cần có thang máy
B. Yêu cầu về không gian và thời gian khi sử dụng thang máy
C. Cần chú ý các quy tắc khi sử dụng thang máy nơi công cộng
D. Cần chú ý quy định về phòng, chống cháy nổ khi sử dụng thang máy
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
II. Viết
Đề 1: Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ Văn 7, tập một mà em có ấn tượng và yêu thích
Bài viết tham khảo
Truyện là một thể loại luôn đem đến cho chúng ta những bất ngờ, từ cuộc sống đời thường, giản dị đến cuộc sống qua trí tưởng tượng đầy lí thú và khám phá. Trong những truyện đã đọc ở sách Ngữ Văn 7, em thích nhất là truyện “Đất rừng phương Nam” bởi sự giản dị và gần gũi của nó. Đặc biệt hơn cả, em ấn tượng nhất là nhân vật chú Võ Tòng qua đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”.
Nhân vật Võ Tòng là một người có ngoại hình cao lớn và kì lạ. “Chú cởi trần, mắc chiếc quần ka ki còn mới, nhưng coi bộ đã lâu không giặt. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt, đúng như lời má nuôi tôi tả. Lại còn thắt cái xanh-tuya-rông nữa chứ!” Qua lời kể của cậu bé An trong truyện, ta thấy nhân vật Võ Tòng là một người rất thằng tính, xuề xòa và không coi trọng hình thức. Em nhìn thấy được sự chân chất, thật thà của người dân miền Tây qua nhân vật này.
Không chỉ vậy, chú còn là một người rất bất hạnh. Không ai biết Võ Tòng tên là gì, đến từ đâu, họ chỉ biết mấy năm về trước gã một mình bơi chiếc xuồng nát đến che lều ở giữa khu rừng đầy thú dữ. Chú sống đơn độc một mình. Là một người dụng cảm, không sợ sệt và dám đương đầu với thú dữ. Trước kia, chú cũng có gia đình đàng hoàng nhưng vì đánh tên địa chủ, hú bị bắt đi tù. Sau khi ra tù, chị vợ hắn đã là vợ lẽ của gã địa chủ kia và con trai của chú. Sau đó chú bỏ vào rừng, làm nghề săn thú nguy hiểm. Tình cảnh đó khiến người đọc không khỏi xót xa về một con người với số phận bất hạnh, đáng thương, sống cuộc sống cô đơn, hoang dại thiếu thốn tình người.
Dù vậy, chú Võ Tòng còn là một người tốt bụng, có tình nghĩa. Chú là một người chất phác, thật thà, lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không hề để ý đến chuyện người ta có đền đáp mình hay không. Chú rất yêu quý tía nuôi của An và thường gọi bằng cái tên thân mật “anh Hai”. Chi tiết trao con dao găm và cánh nỏ của chú Võ Tòng cho anh Hai thể hiện sự có tình nghĩa, giúp đỡ người khác của nhân vật Võ Tòng. Trong thời buổi loạn lạc, ai cũng lo sợ bọn giặc Pháp vậy mà chú lại trao vũ khí cho người khác để bảo vệ họ thay vì mình. Điều đó thể hiện tinh thần quả cảm, gan dạ và tấm lòng lương thiện của chú Võ Tòng.
Một con người với tấm lòng cao cả ấy phải chịu một số phận bất hạnh và cuối cùng đã hy sinh. Qua nhân vật này, tác giả phần nào muốn tố cáo xã hội đen tối, đầy loạn lạc lúc bấy giờ.
Đề 2: Viết đoạn văn (khoảng 15 - 20 dòng) nêu suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi đọc hai khổ thơ trích từ bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh nêu trên
Bài làm tham khảo
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Đọc hai khổ thơ trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh đã để lại trong em một cảm xúc khó tả. Ở khổ thơ đầu tiên, bức tranh thiên nhiên mùa thu hiện lên qua các hình ảnh: hương ổi, gió se, sương kết hợp với động từ “bỗng” và “phả” gợi cảm nhận về một sự bất ngờ, không báo trước về sự chuyển mình sang thu đầy mạnh mẽ của đất trời. Một bức tranh đất trời vào thu mang theo hương vị, thời tiết của một vùng quê thân thuộc. Để rồi, làm nền cho màu tâm trạng ở khổ sau: “Sông được lúc dềnh dàng/ Chim bắt đầu vội vã/ Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu.” Hình ảnh dòng sông hiện lên với dáng vẻ lững lờ trôi, không hối hả, vội vã mà như đang tận hưởng sự yên bình của đất trời vào thu. Nhưng trái lại, cánh chim đang vội vã bay về phương xa tìm nơi trú ngụ gợi lên một tâm trang ngổn ngang, vô định. Nổi bật hơn cả phải kể đến là hình ảnh đám mây. Một đám mây mềm mại như một chiếc khăn đang “vắt” một nửa sang mùa thu, nửa còn lại vẫn lưu luyến, không rời mùa hạ. Biện pháp tu từ nhân hóa đã thể hiện rõ một sự tiếc nuối, nửa vời của cảnh vật: một bên đang bước vào thu nhưng một bên vẫn lưu luyến mùa hạ. Điều đó đã thể hiện sự cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời khi bước vào thu. Qua đó, tác giả không chỉ muốn thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời mà đồng thời muốn khuyên nhủ chúng ta hãy hào mình vào với thiên nhiên cảnh vật để cùng cảm nhận vẻ đẹp tuyệt vời của nó.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục