Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật SGK Ngữ văn 11 tập 1 Cánh diều

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Đối tượng được bàn luận trong văn bản trên thuộc ngành nghệ thuật nào? Nội dung chính của mỗi phần trong văn bản trên là gì? Nội dung ấy liên quan đến phần đọc hiểu văn bản bài 2 ra sao? Tác giả đã nêu lên nội dung và một số nét nghệ thuật đặc sắc gì của tác phẩm? Người viết đã nhận xét như thế nào về ưu và hạn chế của tác phẩm?

Câu 1 (trang 54, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Đối tượng được bàn luận trong văn bản trên thuộc ngành nghệ thuật nào? Nội dung chính của mỗi phần trong văn bản trên là gì? Nội dung ấy liên quan đến phần đọc hiểu văn bản bài 2 ra sao?

Trả lời: 

- Đối tượng: Kịch.

- Nội dung chính: 

+ Phần 1: Vở diễn tạo ấn tượng tốt trong lòng người xem bởi sự nhập tâm của diễn viên. 

+ Phần 2: Vở diễn còn tạo ấn tượng tốt trong lòng người xem bởi lời thoại, âm nhạc và vũ đạo. 

- Tất cả những nội dung trên đã tạo nên tác phẩm sống động, thể hiện rõ tính cách, hành động của nhân vật trong tác phẩm phần đọc hiểu “Truyện Kiều”. 

Câu 2 (trang 54, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tác giả đã nêu lên nội dung và một số nét nghệ thuật đặc sắc gì của tác phẩm? Người viết đã nhận xét như thế nào về ưu và hạn chế của tác phẩm?

Trả lời: 

- Nội dung đặc sắc của tác phẩm: Thể hiện con người của Thúy Kiều thấu tình đạt lí, quyết liệt lấy lại phẩm giá, quyền sống cho mình. Đồng thời thể hiện sự ngang tàng, chính trực bên ngoài và nồng nàn yêu thương bên trong của Từ Hải. Để lại sự nuối tiếc, đau xót với khung cảnh chàng trai Từ Hải chết. 

- Nghệ thuật đặc sắc: Thể hiện rõ được biến đổi tâm lí phức tạp của Kiều, lối nói vần điệu ngôn từ truyền thống.

- Nhận xét của tác giả về tác phẩm: 

+ Ưu điểm: Có sự lồng ghép tự nhiên câu nói, câu thơ, giản lược một số điển cố điển tích nhằm dễ nghe, dễ hiểu và đi sâu vào lòng mọi người hơn mà không đánh mất đi hồn cốt của tác phẩm. 

+ Hạn chế: Chưa có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc và vũ đạo. Vũ đạo hơi nhiều hơn so với mức cần thiết, chưa thực sự mạnh dạn đẩy đến mức phá cách để tạo ấn tượng đậm sâu hơn là những khung cảnh quen thuộc trong tác phẩm. 

Câu 3 (trang 54, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Những lưu ý khi phân tích một tác phẩm nghệ thuật. 

Trả lời: 

- Lưu ý: Cần phân tích cụ thể về tất cả các yếu tố từ diễn viên đến lời nói, hành động, âm nhạc, vũ đạo. Đưa ra những ưu điểm và hạn chế để tạo nên một bài phân tích có tính khách quan.  

Câu hỏi (trang 54, 55, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chọn một trong ba đề để thực hành viết theo các bước.

Đề 1. Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc một pho tượng mà em cho là có giá trị.

Đề 2. Bàn luận về một giá trị của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát mà em yêu thích.

Đề 3. Phân tích đoạn trích sau trong "Truyện Kiều" (Nguyễn Du):

“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,

Nghĩ mình mình lại thương mình xót xa.

Khi sao phong gấm rủ là,

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

Mặt sao dày gió dạn sương.

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?

Mặc người mưa Sở mây Tần,

Những mình nào biết có xuân là gì.

Đài phen gió tựa hoa kề,

Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thân.

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Đài phen nét vẽ câu thơ,

Cung đàn trong nguyệt, nước cờ dưới hoa.

Vui là vui gượng kẻo là,

Ai tri âm đó mặn mà với ai?”

(Theo ĐÀO DUY ANH, Từ điển "Truyện Kiều", sách đã dẫn) 

Trả lời:

Đề 1

Van Gogh đã vẽ bức Đêm Đầy Sao (Starry Night) vào năm 1889, khi ông đang điều trị trong một trại tâm thần ở Saint Rémy. Điều thú vị là ông đã vẽ bức tranh này từ trí nhớ của mình, và khung cảnh trong tranh được cho là dựa theo bầu trời đêm của Provence. Starry Night có lẽ là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất và có chiều sâu nhất của danh họa.

Điều đầu tiên tôi nhận thấy khi ngắm nhìn bức tranh này là bầu trời đêm choáng ngợp, chiếm gần hết hậu cảnh. Các đường xoáy tựa dòng chảy đang chuyển động nhẹ nhàng, dập dìu, dường như đang hợp nhất ở trung tâm tạo thành hình xoắn ốc. Mười một ngôi sao màu vàng rực rỡ trông giống như những quả cầu lửa khổng lồ, chiếu sáng toàn bộ khung cảnh. Chúng hoàn toàn tương phản với bầu trời đêm trong mát với nhiều sắc thái xanh lam và xám. Ngoài ra, ở góc trên cùng bên phải còn có vầng trăng lưỡi liềm đang tỏa ra ánh sáng màu cam đậm và còn sáng hơn so với các vì sao. Tầm nhìn ra bầu trời đêm và ngôi làng bị chặn một phần bởi cụm cây hoàng đàn khổng lồ phía trước. Bóng cây to lớn, màu xanh đen nổi bật hẳn so với tông màu nhẹ nhàng chủ đạo của tác phẩm. Những ngôi nhà nhỏ xíu được vẽ kín đáo ở góc dưới bên phải của bức tranh, như hòa với cảnh núi rừng. Kiến trúc của ngôi làng cổ kính, đơn sơ và không có ánh sáng chiếu vào ngôi làng, tạo cảm giác rằng tất cả mọi người ở đó có lẽ đang chìm trong giấc ngủ. Nhìn chung, nét vẽ của ông nặng, dày và có nhịp điệu dồn dập đầy dứt khoát. Vậy nên, tác phẩm tạo cho người thưởng tranh có ảo giác các nét cọ như đang liên tục chuyển động. 

Việc Van Gogh vẽ bức tranh này dựa theo trí nhớ của mình đã giúp cho ta thấy phần nào về sự lệch lạc tinh thần và cường độ cảm xúc lớn của ông tại thời điểm đó. Người ta cảm thấy như thể danh họa đã khó có thể kiềm chế cảm xúc của mình, rằng tất cả nỗi tức giận và niềm đam mê của ông đã bao trùm toàn bộ tác phẩm. Mặt trăng và các ngôi sao lớn đến nỗi dường như cả bầu trời đêm sắp sụp xuống. Cây hoàng đàn, một loại cây có hình tượng kín đáo, trang trọng và tang tóc, có vẻ như nham hiểm khi chắn tầm nhìn của chúng ta ngay trước bức tranh. Cứ như thể Van Gogh đang tự tạo ra một thực tại của riêng mình. Ông chọn cách nhấn mạnh những vật thể mà mình cảm thấy là quan trọng, mặc kệ điều đó sẽ dẫn đến việc các góc nhìn bị bóp méo.

Bức tranh như sục sôi sự sống nhờ những nét vẽ tạo ấn tượng về sự chuyển động. Đặc biệt, bầu trời đêm dường như chính là nguồn sống của tác phẩm, nhờ sự năng động bùng nổ. Có vẻ như các thiên hà đang chuyển động và các vì sao sẽ lao vào thị trấn bình yên này bất cứ lúc nào. Các ngôi sao và bầu trời tạo nên một cảm xúc mãnh liệt với nhiều nét vẽ và màu sắc khác nhau, tất cả hòa vào nhau tạo thành một màn sương tựa như hình xoắn ốc ở trung tâm tác phẩm.

Mặt khác, cây hoàng đàn phần nào làm giảm bớt hiệu ứng chói lóa của bầu trời đêm với những chiếc lá sẫm màu, quằn quại vươn lên ở phía bên trái của bức tranh. Thân cây trông rắn rỏi và dường như nhàm chán so với phần còn lại. Nó làm xáo trộn toàn bộ trạng thái cân bằng của một đêm đầy sao, cảnh tượng mà đáng lẽ ra sẽ được khắc họa một cách đầy huyền diệu và trọn vẹn. Dondis từng nói rằng mắt người thường ưu tiên khu vực phía dưới bên trái của bất kỳ trường thị giác nào và có vẻ như Van Gogh đã cố ý vẽ bụi cây hoàng đàn ở vị trí nổi bật ấy. Có thể giải thích rằng bụi cây là đại diện cho nỗi thống khổ bên trong mà danh họa đang phải trải qua vào thời điểm đó. Sự hỗn loạn mà ông ấy đang trải qua có thể đã làm hao kiệt thứ khát vọng sống trong ông.

Bên cạnh đó, những ngôi nhà nhỏ có vẻ khá yên tĩnh. Tất cả các đèn đều đã tắt và mọi người hẳn đang say ngủ. Không ai để ý đến bầu trời đêm đang bừng lên sức sống và bụi cây hoàng đàn đang quằn quại. Điều đó lột tả sự xa lánh và hiểu lầm mà danh họa phải chịu đựng. Tôi cảm thấy rằng ngôi làng đang say giấc đại diện cho phần còn lại của thế giới, những con người không biết về những đam mê cuồng nhiệt và nỗi thống khổ mà Van Gogh đang phải trải qua. Có lẽ ấy là lý do tại sao những ngôi nhà trông như ở rất xa mặc dù chúng thực sự khá gần.

Giải thích của tôi chỉ là một trong số rất nhiều cảm nhận của những người thường thức nghệ thuật khác về Đêm Đầy Sao. Đây vẫn sẽ luôn là một tác phẩm khó nắm bắt đối với các nhà phê bình nghệ thuật cũng như các sinh viên. Bởi vì chẳng một ai thực sự biết ý định của Van Gogh về bức tranh đây. Mọi người dường như đang sử dụng các mật mã khác nhau để giải mã những gì Van Gogh đang cố gắng thể hiện .Có nhà phê bình cho rằng đây là một tác phẩm tôn giáo, mô tả một câu chuyện trong Kinh thánh. Trong sách Sáng thế ký, Joseph có một giấc mơ về mười một ngôi sao, mặt trời và mặt trăng (mặt trăng và mặt trời dường như được kết hợp với nhau ở đây), tượng trưng cho anh em và cha mẹ của mình, đang cúi đầu trước ngài. Một học giả khác cho rằng bức tranh này thể hiện sự hội tụ thiên văn, vì thực tế là vào thời ấy, có một hiện tượng thiên văn rất nổi tiếng. Khi đó, những người yêu thích thiên văn học và chiêm tinh học như Jules Verne đã sáng tác nhiều tác phẩm về du hành lên mặt trăng. Đối với tôi, tôi luôn có một ý nghĩ đa cảm này về Van Gogh, rằng tôi thấy ông như một nghệ sĩ bi kịch, đầy nỗi đau khổ, là người thực sự muốn làm rất nhiều điều cho nhân loại (ông đã từng là một nhà truyền giáo) nhưng liên tục bị xã hội khước từ. Bức tranh này đã truyền đạt đến tôi thứ tình yêu mà ông dành cho những tạo phẩm tuyệt đẹp của Chúa. Ấy thế mà, tôi cũng cảm nhận được một cảm giác cô đơn rõ rệt, như thể không ai có cái nhìn về thế giới như cách mà ông đã thấy.

Tất nhiên, để hiểu rõ hơn phong cách vẽ của danh họa trong Đêm Đầy Sao, chúng ta phải nhìn vào toàn cảnh. Vincent Van Gogh là một trong những nghệ sĩ theo trường phái Hậu ấn tượng vĩ đại, cùng với những cá nhân như Cézanne và Gauguin. Trường phái Hậu ấn tượng về cơ bản là một phản ứng chống lại chủ nghĩa ấn tượng, vốn thể hiện niềm tin rằng nghệ thuật nên phản ánh chính xác hiện thực bằng màu sắc và ánh sáng tự nhiên. Những người theo trường phái Hậu ấn tượng tin rằng nghệ thuật không phải để bắt chước hình thức, mà là để tạo ra hình thức. Có nghĩa là, các nghệ sĩ thời kỳ này đã có một cái nhìn chủ quan về thế giới thị giác và vẽ về thế giới của họ, theo nhận thức nghệ thuật của riêng mình. Như chính Van Gogh đã nói, “Chúng ta có thể thành công hơn trong việc tạo ra một bản chất thú vị và thoải mái so với những gì chúng ta có thể nhận ra chỉ bằng một cái nhìn thoáng qua về thực tại”. Đó là lý do tại sao các nghệ sĩ theo trường phái Hậu ấn tượng không có phong cách cố định – các tác phẩm của họ phản ánh cá tính và nhận thức độc đáo của mỗi cá nhân.

Trong trường hợp của Van Gogh, các tác phẩm của ông dường như phản ánh một cường độ cảm xúc lớn, giống như trong Starry Night. Ông ấy từng nói với anh trai Theo rằng, thay vì sử dụng màu sắc một cách chuẩn xác, ông muốn sử dụng chúng “tùy tiện hơn để thể hiện bản thân một cách gượng ép hơn”. Đặc biệt, ông thích vẽ phong cảnh phản ánh cảm xúc và tâm hồn của chính mình. Theo một cách nào đó, ông có cảm giác được giải phóng khi vượt ra ngoài ranh giới của nghệ thuật truyền thống. Đêm Đầy Sao là hiện thân của phong cách và lối thể hiện độc đáo của Van Gogh. Và thế đấy, những tác phẩm như thế đã gây sức ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật hiện đại ngày nay.

Câu hỏi (trang 57, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chọn một ý của đề bài trong mục 2. "Thực hành"; từ đó, viết hai đoạn văn:

- Diễn đạt bằng các câu văn suy lí (logic).

- Diễn đạt bằng các câu văn có hình ảnh.

Trả lời: 

- Đề 2: Chọn ý giá trị của bộ phim.

+ Đoạn văn có câu văn suy lí (logic).

Điều tôi cảm nhận được đối với bộ phim “Triệu phú khu ổ chuột”, bộ phim gần đây đã giành được giải Oscar cho Phim hay nhất và là bộ phim đáng nhớ nhất mà tôi từng xem, không chỉ là sự ngưỡng mộ mà còn là tình yêu điên cuồng. Phim là câu chuyện về Jamal Malik, một cậu bé mồ côi 18 tuổi đến từ khu ổ chuột ở Mumbai sắp trải qua ngày trọng đại nhất trong cuộc đời. Với cả nước đang theo dõi, anh ấy chỉ còn một câu hỏi nữa là sẽ giành được số tiền đáng kinh ngạc 20 triệu rupee trên chương trình “Ai muốn trở thành triệu phú?” Của Ấn Độ. Nhưng khi buổi biểu diễn tạm nghỉ vào ban đêm, cảnh sát bắt anh ta vì nghi ngờ gian lận; Làm thế nào một đứa trẻ đường phố có thể biết nhiều như vậy? Khát vọng chứng minh mình vô tội, Jamal kể câu chuyện về cuộc sống của mình trong khu ổ chuột nơi anh và anh trai lớn lên, về những cuộc phiêu lưu cùng nhau trên đường, về những cuộc chạm trán với các băng nhóm địa phương, và về Latika, người con gái anh yêu. Sau khi Jamal kể toàn bộ câu chuyện của mình, giải thích cách mà những trải nghiệm trong cuộc sống của anh ấy tình cờ giúp anh ấy biết câu trả lời cho mỗi câu hỏi, thanh tra cảnh sát gọi lời giải thích của Jamal là "kỳ lạ hợp lý" và cho phép anh ấy quay lại chương trình để trả lời câu hỏi cuối cùng. Thật hạnh phúc, Jamal trả lời tất cả các câu hỏi trên chương trình truyền hình không phải từ kiến thức sách vở - anh ấy không có - mà là kinh nghiệm sống của chính anh ấy.

+ Đoạn văn có câu văn có hình ảnh:

Không quá ngạc nhiên khi “Bố già” - bộ phim điện ảnh của Trấn Thành lại lấy đi nhiều nước mắt của khán giả đến vậy. Phim đi vào từng lát cắt của cuộc sống gia đình, vui có, buồn có và đầy nước mắt. Cha mẹ luôn dành sự yêu thương, chở che cho con cái.  Nhân vật chính là ông Sang (Trấn Thành) của “Bố già” cũng chẳng ngoại lệ. Hình ảnh của nhân vật chính hiện lên là một người bố lo cho từ cơm ăn áo mặc, đến bữa sáng cũng mang tận giường, chiếc quần xẻ dọc xẻ ngang chạy theo mốt, bố cũng mang ra may vá... "Đầu tắt mặt tối" với cuộc sống mưu sinh, ông Sang không một lời than vãn mà luôn cố gắng từng giờ để lo cho hai con của mình. Thấm thía cái nghèo khổ của cuộc sống, ông Sang khắt khe, áp đặt, bao đồng chỉ vì mong muốn con cái có cuộc sống ổn định và tương lai. Thế nhưng đôi khi sự hi sinh quá nhiều sẽ gây ra tác dụng ngược. Hi sinh quá thành ra can thiệp, con cái sẽ cảm thấy không được sống theo những gì chúng muốn. Thay vào đó, phụ huynh nên trở thành những người bạn cùng cảm thông, sẻ chia trên hành trình con đang đi. Chính vì sự khác biệt giữa hai thế hệ đã làm ra những mâu thuẫn từ nhỏ đến lớn. Từ đó, bộ phim đã đưa ra thông điệp, với bố mẹ hãy dạy con cách suy nghĩ cho thế hệ sau này và để con nhận thức được rằng gia đình là nơi những người sống trong đó đều yêu thương nhau. Hãy để con cái được làm trọn trách nhiệm của mình, để con cảm thấy bản thân mình được sống có ý nghĩa.

Bộ phim còn mang đến một thông điệp sâu sắc gửi đến những người con, cần và phải biết nói lời cảm ơn và xin lỗi với bố mẹ ngay khi còn có thể, như lời nhắn nhủ đọng lại “chúng ta có rất nhiều thời gian, còn bố mẹ thì không. Xin lỗi cha mẹ khó lắm nhưng nói được thì dễ thương vô cùng...” 

Sachbaitap.com 

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan