Văn bản tham khảo: Nhạc sĩ Văn Cao sáng tác Tiến quân ca
Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
- Văn bản kể về hoàn cảnh sáng tác bài Tiến quân ca
- Tác giả là người kể chuyện
Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Sự kiện ấy liên quan đến nhân vật Văn Cao.
Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Những câu văn thể hiện sự kết hợp yếu tố miêu tả với yếu tố tự sự là:
- Văn Cao tưởng mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên. Cuộc sống của ông chìm trong buồn chán và thất vọng.
- Tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được gia nhập đội cũ trang nào, tôi chỉ biết đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi.
- Lần đầu tiên, vào ngày 17-8-1945, khi diễn ra cuộc mít tinh của công chức Hà Nội, bài hát Tiến quân ca được hàng ngàn người hòa nhịp cất cao tiếng hát trước Quảng trường Nhà hát Lớn.
Bài tập: Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Các em đã học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích.
Đề 2: Dựa vào văn bản ở mục "Định hướng", em hãy đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, viết bài văn kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca".
Bài viết tham khảo đề 1
Lịch sử dân tộc ta luôn gắn với truyền thống dựng nước và giữ nước ngàn đời. Trong quá trình đó, không thể thiếu đó là công lao của các vị anh hùng của lịch sử dân tộc. Nổi bật trong đó phải kể đến là nhân vật vua Quang Trung – Nguyễn Huệ. Nhắc đến ông, chúng ta phải kể đến cuộc hành quân thần tốc đánh bại quân Thanh của vua Quang Trung.
Được tin báo quân Thanh đã vào Thăng Long, Bắc Bình Vương (Nguyễn Huệ) liền họp các tướng sĩ tế cáo trời đất và lên ngôi hoàng đế. Sau đó, ông hạ lệnh xuất quân ra Bắc. Quang Trung vừa hành quân, vừa chiêu mộ binh lính suốt dọc đường. Ngày 30 tháng chạp đến Tam Điệp, vua đã mở tiệc khao quân và tổ chức để quân ăn Tết trước, hứa rằng đến mùng 7 năm mới sẽ vào thành Thăng Long. Bằng sự chỉ huy tài tình, lãnh đạo sáng suốt của Quang Trung, đạo quân Tây Sơn tiến lên như vũ bão đánh tan quân Thanh. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chạy về biên giới phía Bắc. Vua bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy thoát thân.
Sự kiện Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh đã trở thành một biểu tượng cho tinh thần quả cảm, bất khuất, quật cường của dân tộc, đánh tan quân xâm lược. Bằng ý chí kiên cường, lòng căm thù giặc sau sắc, quân Tây Sơn đã thực hiện một cuộc hành quân thần tốc từ Nam ra Bắc đánh tan quân xâm lược. Đó là lòng yêu nước, khí thế hào hùng của một giai đoạn lịch sử khốc liệt gắn với tên tuổi của vua Quang Trung.
Như vậy, qua câu chuyện về cuộc hành quân thần tốc của vua Quang Trung, ta cảm nhận được lònh yêu nước, thương dân, quyết đánh tan kẻ thù xâm lược, bảo vệ chủ quyền dân tộc của một vị vua anh minh mang tên Quang Trung. Từ đó, ta càng thêm tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc và càng thêm quý trọng nền độc lập tự do của dân tộc.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục