Câu 1.
Vấn đề (câu hỏi) nghiên cứu của tác giả trong bài viết là gì?
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản, dựa vào tiêu đề các nội dung và đối tượng chính để xác định vấn đề nghiên cứu của tác giả.
Trả lời:
Một số dấu ấn của sử thi Ấn Độ Ra-ma-ya-na trong văn hóa Việt Nam
Câu 2.
Để triển khai bài viết, tác giả đã sử dụng những luận điểm chính nào?
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản và chú ý tới các mục, các ý chính được triển khai để rút ra các luận điểm chính.
Trả lời:
Các luận điểm chính trong bài viết:
- Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong văn học dân gian và văn học viết thời trung đại
- Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong nghệ thuật điêu khắc
- Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong văn hóa đương đại
Câu 3.
Tác giả đã sử dụng những loại bằng chứng nào để làm sáng tỏ các luận điểm chính?
Phương pháp:
Đọc kĩ các luận điểm chính và tìm ra bằng chứng của nó trong văn bản.
Trả lời:
- Tác giả sử dụng những dẫn chứng từ những tác phẩm cụ thể trong văn học dân gian Việt Nam:
+ Sử thi Têwa Mưnô của người Chăm. Trong sử thi có vay mượn cốt truyện từ Hikayat Dera Mưnô của Ma-lai-xi-a mà truyện này lại là dị bản của sử thi Ra-ma-ya-na.
+ Trích lời nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật, Đinh Gia Khánh về Lĩnh nam chích quái của Trần Thế Pháp
- Dẫn chứng các tác phẩm điêu khắc tại Bảo tàng Chăm
- Dẫn chứng trong văn hóa đương đại qua
+ Nghiên cứu của Phan Ngọc
+ Lưu Quang Thuận – Lưu Quang Vũ chuyển thể thành tác phẩm chèo Nàng Xi-ta
+ Tập truyện Lời tiên tri của giọt sương (2011) của nhà văn Nhật Chiêu: truyện sử thi cực ngắn là sử thi Nàng Xi-ta (tác giả đã trích dẫn một số câu trong tác phẩm)
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục