Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) SBT Ngữ Văn 7 tập 1

Bình chọn:
4.3 trên 3 phiếu

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 72 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Hãy dùng 4 dòng để miêu tả một cảnh đẹp ở quê hương em sao cho khi người đọc đọc xong văn bản của em, có thể cảm thấy cảnh được miêu tả vốn đã đẹp lại dường như càng thêm đẹp.

Bài tập

1. Câu 2, trang 111, SGK.

2. So sánh việc vận dụng từ ngữ trong các câu dưới đây, từ đó chỉ ra được sự khác nhau về hiệu quả biểu đạt của chúng :

- Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên (Lí Bạch)

(Ngỡ là sông Ngân rơi tự chín tầng mây)

- Nghi thị Ngân Hà hoành cửu thiên

(Ngỡ là sông Ngân vắt ngang chín tầng mây)

- Nghi thị Hoàng Hà thiên thượng lai

(Ngỡ là sông Hoàng Hà từ trên trời đổ xuống)

3. Câu 4, trang 112, SGK.

4. Một nhà thơ Đường khác là Từ Ngưng có làm một bài thơ cùng đề tài, nhan đề là Thác nước núi Lư như sau :

Phiên âm

Hư không lạc tuyền thiên nhẫn trực,

Lôi bôn nhập giang bât tạm tức.

Thiên cổ trường như bạch luyện phi,

Nhất điều giới phá thanh sơn sắc.

 

Dịch nghĩa

Suối rơi thẳng giữa hư không ngàn thước,

Ầm ầm lao xuống sông chưa bao giờ ngớt.

Muôn đời vẫn như dải lụa trắng bay,

Giữa nền núi xanh rạch một đường ngăn cách.

 

Dịch thơ

Suối rơi thẳng giữa hư không, ,

Ầm ầm lao xuống dòng sông đêm ngày.

Muôn đời như dải lụa bay,

Giữa màu núi biếc rạch ngay một đường.

                                           (Hưng Hà dịch)

   Hình ảnh thác nước núi Lư ở hai bài thơ có gì giống, có gì khác ? Em thích bài nào hơn ? Vì sao ?

5.* Hãy dùng 4 dòng để miêu tả một cảnh đẹp ở quê hương em sao cho khi người đọc đọc xong văn bản của em, có thể cảm thấy cảnh được miêu tả vốn đã đẹp lại dường như càng thêm đẹp.

 

Gợi ý làm bài

1. - Đọc chú thích (1) (SGK, trang 111) để nắm được mối quan hệ giữa đỉnh núi Hương Lô và dãy núi Lư Sơn. Sách Thái Bình hoàn vũ kí tả : “Hương Lô là một ngọn núi ở phía tây bắc của dãy núi Lư Sơn, đỉnh của nó tròn và nhọn, mây mù tụ tán, hình dung giống như một chiếc lò hương (hương lô) đặt trên núi lớn”. So sánh câu thơ thứ nhất với dòng văn miêu tả này để thấy, trong khi làm nổi bật được hình dạng và cảnh quan vốn có của đỉnh Hương Lô, tác giả đã làm cho nó thêm lung linh, huyền ảo.

- Trên thực tế, giữa đỉnh Hương Lô và thác nước Lư Sơn vẫn còn khoảng cách, song vì nhìn từ xa, có cảm giác như là thác nước lại bắt nguồn từ cái “lò hương” luôn nghi ngút khói ấy. Bởi vậy, Hương Lô đã tạo nên một đường viền ở phía trên tuyệt đẹp cho thác nước, một phông nền thích hợp, làm nổi bật ba vẻ đẹp của thác nước được đặc tả ở ba câu sau, đặc biệt là ở câu cuối.

2.  Sông Ngân Hà vắt ngang lưng trời là hình ảnh bắt gặp thường xuyên, chẳng có gì mới lạ, nghĩa là chẩng có gì phải “nghi” cả. Cảnh thiên nhiên trong thơ phải là hình ảnh được phản ánh qua tâm hồn nhà thơ. So sánh một vật nằm theo chiều ngang (theo cảm nhận thông thường) với một vật nằm theo chiều thẳng đứng - mà mọi người đều thấy hợp lí - mới đưa lại cho độc giả những cảm thụ mới mẻ, mới tạo nên được hình tượng sống động. Không chỉ thế, ở đây không thể dùng chữ “hoành” (nằm ngang, vắt ngang) vì nước chảy theo chiều ngang thì không còn là thác nữa !

   So sánh thác nước với dòng sông (Hoàng Hà) là so sánh nước với nước, cũng chẳng đem tới một cảm thụ nào mới lạ. Nói “nước bay thẳng xuống ba nghìn thước” là phóng đại, song đó là sự phóng đại có thể chấp nhận ; còn so sánh thác nước với Hoàng Hà, một trong hai con sông lớn nhất của Trung Quốc là phóng đại quá đáng, do đó, sẽ làm cho câu thơ trở nên thiếu chân thực.

3. a) Cảnh vật được miêu tả là một thắng cảnh nổi tiếng, qua đó có thể thấy lòng yêu thiên nhiên đất nước của nhà thơ. Có thể tìm thấy đặc điểm của tâm hồn, tình cảm của một tác giả qua các mảng đề tài mà tác giả yêu thích. Lí Bạch viết nhiều thơ về thắng cảnh, và riêng về thắng cảnh thác nước núi Lư, ông cũng không chỉ viết một bài.

b) Có thể tóm tắt đặc điểm cảnh vật được miêu tả bằng mấy chữ lớn, đẹp, kì diệu, sống động: cảnh được nhìn từ xa nên có đủ phông nền ; cảnh vật được miêu tả vốn là những "hiện tượng thiên nhiên tươi đẹp, qua trí tưởng tượng của nhà thơ đã trở nên hùng vĩ, kì diệu ; cảnh khói bay nước chảy vốn đã không tĩnh, song nhờ các động từ dùng rất đắt và đặt đúng chỗ (đặc biệt là ba động từ sinh, quải, lạc) cảnh lại càng sinh động…

   Sự tôn vinh đến cực độ vẻ đẹp của thác nước chính là sự thể hiện cụ thể, chân thành lòng yêu thiên nhiên đất nước nói trên.

c) Thật ra đỉnh Hương Lô đâu có cao “ba nghìn thước” ; lưu và há là những từ thông dụng để tả dòng nước chảy, song đặt cạnh các trạng từ phi (như bay) và trực (thẳng đứng) lập tức trở nên có hồn, có thần ; “ba nghìn thước” đã là phóng đại, so sánh với “sông Ngân” dài vô cùng tận thì lại phóng đại thêm một lần nữa... Việc sử dụng từ ngữ và các thủ pháp nghệ thuật một cách sáng tạo và táo bạo để tạo nên hình ảnh kì vĩ, sống động trong bài thơ, phần nào hé lộ cho ta thấy nét mạnh mẽ, hào phóng trong tính cách nhà thơ.

4. a) Giữa hai bài có những điểm cụ thể giống nhau trong việc tả dòng thác : dòng thác như rơi thẳng giữa không gian, dòng thác đổ xuống dòng sông, độ cao dòng thác được phóng đại... Trên một mức độ nhất định, bài thơ của Từ Ngưng cũng cho ta thấy vài nét trong vẻ đẹp của thác nước.

b) Tuy nhiên, so với bài thơ của Lí Bạch thì bài của Từ Ngưng có nhiều điểm kém xa :

- Ở bài thơ của Từ Ngưng cũng có phông nền (màu núi xanh) nhưng phông nền ấy hiện lên cuốỉ bài, do đó gây cảm giác đột ngột và tỏ ra không cần thiết. Phông nền ở bài thơ Lí Bạch được dựng lên từ đầu, làm điểm tựa vững chắc cho ba câu sau tả thác, đặc biệt là làm nổi bật đặc điểm của cảnh vật vốn đã mang màu sắc huyền ảo.

   Bốn câu của Từ Ngưng có thể dùng để tả bất cứ thác nước nào, còn bài thơ của Lí Bạch thì chỉ phù hợp với thác nước chảy từ đỉnh núi của Hương Lô.

- Vì đỉnh núi Hương Lô - đúng như nghĩa đen của cụm từ “hương lô” - luôn như có mây khói bao phủ nên ở xa trông, thác nước quả giống như từ trên ười tuôn xuống ; như vậy sự xuất hiện của hình ảnh được dùng để so sánh ở cuối bài - sông Ngân Hà - đã được chuẩn bị từ đầu. Đó là điểm chứng minh cho tính chất chặt chẽ trong kết cấu của bài thơ Lí Bạch (1/3), khác hẳn với kết cấu bài thơ của Từ Ngưng (cả bốn câu đều tả thác).

- Việc sử dụng từ ngữ của Từ Ngưng có một số chỗ chưa thoả đáng. Trông từ xa, thác nước nào từ cao điểm dội xuống cũng giống như tâm vải trắng nên người ta mới đặt tên là bộc bố (xem phần Dịch nghĩa - SGK). So sánh “bộc bố” và “bạch luyện” (lụa trắng) là diễn đạt bằng một từ gần nghĩa (bố : vải, luyện : một loại tơ lụa), chẳng tạo ra được thú vị gì. Từ Ngưng cũng dùng chữ phi, song ở Lí Bạch, phi chỉ là trạng từ bổ nghĩa cho lưu (phi lưu : chảy như bay) nên gợi được thần thái của tốc độ dòng chảy, còn ở Từ Ngưng, phi là động từ có thực nghĩa (bạch luyện phỉ : lụa trắng bay), tưởng là tạo được hình ảnh sống động song thực ra lại là thiếu chân thực. Cứ đứng từ xa nhìn dòng thác xem nó có bay lượn như dải lụa hay không... !

- HS có thể so sánh thêm :

  + Các câu kết của hai bài thơ (một bên là kết đóng, một bên là kết mở, tạo ra nhiều dư vị).

  + Cách dùng các từ chỉ màu sắc, âm thanh,...

  + Thời điểm miêu tả thác nước...

5.* Đây là một đề mở và có yêu cầu tương đối cao song bất cứ HS nào cũng nên làm và có thể làm được.

- Bài tập không xác định thể loại nên có thể viết một bài thơ tứ tuyệt (đây là phương án tối ưu vì thể thơ của Vọng Lư sơn bộc bố là tứ tuyệt), bốn câu thơ lục bát hoặc một đoạn văn xuôi 4 dòng. Dù viết bằng thể loại nào, cũng phải xem đây là một văn bản hoàn chỉnh.

- Đây là một đề mở nhưng ít nhiều có định hướng. Qua đề ra, cần nhận rõ mấy định hướng lớn sau :

  + Cần giới hạn nội hàm của khái niệm “quê hương”, vì trong những văn cảnh nhất định, chẳng hạn trong lời nói của một kiều bào, “quê hương” có thể đồng nghĩa với “Tổ quốc”. “Quê hương” có thể là “xã”, có thể là “huyện”, có thể là “tỉnh”, song với yêu cầu của bài này, không nên mở rộng đến vùng, miền. Với các em sống xa quê, có thể tạm xem địa phương nơi đang sinh sống, học tập là quê hương để làm bài.

  + Đây không phải là yêu cầu tả quê hương nói chung mà chỉ là một cảnh đẹp. Đề không xác định cảnh đẹp đó phải là núi, sông, bãi cát, cánh đồng, dòng sông... nhưng cảnh ấy nhất định phải có những nét đẹp về mặt này hay mặt khác.

  + Tác phẩm nào miêu tả cảnh đẹp của đất nước một cách xuất sắc cũng làm cho người đọc yêu đất nước mình hơn, thấy cảnh được miêu tả dường như trở nên đẹp hơn... Mùa thu của nước Nga vốn đẹp nhưng sau khi xem tranh Mùa thu vàng của hoạ sĩ thiên tài Lê-vi-tan, sẽ thấy mùa thu của nước Nga đẹp hơn. Người Trung Quốc đọc xong Vọng Lư sơn bộc bố cũng sẽ cảm thấy dường như thác nước Lư Sơn trở nên đẹp hơn dù trong thực tế, thác nước Lư Sơn đâu có dài đến ba nghìn thước.

  + Đến đây phải nói đến yêu cầu về nghệ thuật. Chỉ có miêu tả một cách nghệ thuật, làm nổi bật được cái thần của khung cảnh thì cảnh sắc được miêu tả mới gây ấn tượng sâu sắc ở người đọc, làm cho người đọc cảm thấy cảnh trở nên đẹp hơn thật. Chính đây là chỗ cần vận dụng những “kinh nghiệm” miêu tả của Lí Bạch trong Vọng Lư sơn bộc bố :

  • Cần chọn một điểm nhìn thích hợp để thấy được vẻ đẹp của cảnh vật (ở Lí Bạch là nhìn từ xa).
  • Cần chọn một thời điểm thích hợp. Có cảnh vật trở nên lung linh dưới ánh nắng mặt trời (như ở bài thơ đang học) song cũng có cảnh vật trở nên lung linh huyền ảo trong bóng đêm.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Soạn văn 7 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Bài viết liên quan