Xem thêm: Bài 1: Khả năng lớn lao của tiểu thuyết
Trước khi đọc:
Câu hỏi 1 (trang 11 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Khi nói về nhân vật văn học có thể gây cho độc giả sự chú ý, tò mò ngay từ cái tên, bạn nghĩ tới những nhân vật nào? Nêu nhận xét về về ý nghĩa của việc đặt tên cho các nhân vật trong sáng tác văn học.
Phương pháp:
Chú ý lựa chọn những nhân vật có cái tên độc đáo, gây ấn tượng mạnh, có thể cái tên của nhân vật đó có nguồn gốc từ ngoại hình, tính cách đặc biệt.
Lời giải:
- Khi nói về nhân vật văn học có thể gây cho độc giả sự chú ý ngay từ cái tên, có thể nghĩ tới nhân vật Chí phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao.
- Nhận xét: trong quá trình sáng tác truyện, tác giả đã dày công gửi gắm tư tưởng, tình cảm, dụng ý của mình vào đó.
Câu hỏi 2 (trang 11 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Nêu những hiểu biết của bạn về tiếng cười trào phúng trong sáng tác văn học (đối tượng trào phúng, thủ pháp trào phúng, giọng điệu trào phúng,..)
Phương pháp:
Hiểu khái niệm và chỉ ra đặc điểm của tiếng cười trào phúng.
Lời giải:
- Đối tượng của văn học trào phúng: là những thứ không trọn vẹn, không hoàn hảo của con người, của cuộc sống. Văn bản đã nêu một số đối tượng cụ thể mà tiếng cười trào phúng thường nhằm tới. Đó là: hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích..
- Thủ pháp trào phúng: là một kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ mỉa mai, châm biếm hoặc lời nói gây cười để diễn đạt một cách hài hước và sắc bén. Thường được sử dung trong văn học, hài kịch, hoặc trong các tác phẩm nghệ thuật khác để châm biếm hoặc giễu cợt một cách tinh tế.
- Giọng điệu trào phúng:
Giọng điệu |
Dấu hiệu nhận biết |
Hài hước |
Đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc |
Mỉa mai, châm biếm |
Tạo ra những yếu tố vô lí hoặc thiếu logic, đảo lộn trật tự thông thường |
Đả kích |
thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, hình thức ngôn từ mang tính “mắng chửi” quyết liệt, có phần suồng sã, thô mộc |
Trong khi đọc:
Câu hỏi 1 (trang 11 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Chú ý cách giới thiệu về sự kiện qua những chi tiết cụ thể và các yếu tố hé lộ giọng điệu trần thuật chính.
Phương pháp:
Xem lại mở đầu của đoạn trích.
Lời giải:
Từ những chi tiết cụ thể trong đoạn đầu của đoạn trích, ta thấy rằng tác giả đã giới thiệu sự kiện xảy ra một cách trực tiếp
- Không gian, địa điểm: Sân quần Rollandes Varreau của Hà thành bữa ấy đã ghi được một chỗ rẽ ngoặt cho lịch sử thể thao.
→ Một sự kiện bất ngờ trước đây chưa từng có, gây chấn động đến bất ngờ có thể làm thay đổi lịch sử của nền thể thao nước nhà.
- Con người:
+ “Tuy giá vé vào cửa là ba đồng hạng bét, số công chúng sáng hôm ấy, cũng trên ba nghìn”: Dù giá vé rất cao nhưng vẫn rất nhiều người đổ xô nhau đến xem sự kiện thể thao này.
+ “rất nhiều người hâm mộ vì đến chậm, không mua được vé, bèn hóa ra phẫn uất và chết một cách rất thể thao, nghĩa là tự tử dần bằng thuốc phiện không có giấm thanh hút vào phổi”: Miêu tả quang cảnh nơi sân quần đang khá hỗn loạn bởi đam mê của người hâm mộ.
+ Cụm từ “chết một cách rất thể thao”: Tưởng chừng như đang ca ngợi tinh thần của người hâm mộ nhưng thực chất là một cách miêu tả đầy châm biếm mỉa mai của tác giả. Thể hiện sự thái quá của người hâm mộ khi họ dùng thuốc phiện để quên đi sự tiếc nuối ấy.
→ Từ những chi tiết thể hiện cách giới thiệu về sự kiện, tác giả đã cho ta thấy đây là một khung cảnh rất đỗi hỗn loạn và cũng là một khung cảnh đầy nghịch lí, cách xây dựng khung cảnh này có tác dụng:
- Giúp người đọc có ấn tượng ban đầu về sự kiện trong tác phẩm
- Kích thích sự hứng thú, tò mò để tự đặt ra câu hỏi liệu đây là sự kiện gì mà có thể tạo ra bước ngoặt cho lịch sử thể thao?
- Miêu tả khung cảnh, nhà văn sử dụng những ngôn từ có yếu tố châm biếm, mỉa mai xen lẫn một chút cường điệu để phê phán thái độ cũng như cách hành xử của những người tham gia xem trận đấu này → giọng điệu trần thuật chính của tác phẩm là giọng điệu trần thuật nhưng đậm chất trào phúng.
Câu hỏi 2 (trang 11 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Câu văn này có thể gợi lên ấn tượng gì về nhân vật Xuân Tóc Đỏ?
Phương pháp:
Tập trung đọc kĩ câu văn để đưa ra miêu tả về nhân vật và rút ra nhận xét
Lời giải:
Ấn tượng về nhân vật Xuân Tóc Đỏ: đáng tin cậy, chỗ dựa vào lúc nguy cấp nhất.
Câu hỏi 3 (trang 11 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Người kể chuyện đã miêu tả chân dung các nhân vật bằng giọng điệu như thế nào?
Phương pháp:
Tập trung đọc kĩ câu văn để thấy cách tác giả miêu tả chân dung nhân vật bằng giọng văn như thế nào.
Lời giải:
Giọng điệu: khách quan.
Câu hỏi 4 (trang 12 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Đoạn văn cho thấy điều gì về bản chất của cuộc bài binh bố trận được nhà nước thuộc địa triển khai trước một sự kiện chính trị quan trọng.
Phương pháp:
Tập trung đọc kĩ câu văn để thấy cách tác giả miêu tả chân dung nhân vật bằng giọng văn như thế nào.
Lời giải:
Thể hiện bản chất của việc sử dụng quyền lực và ảnh hưởng để kiểm soát, tác động đến quần chúng.
Câu hỏi 5 (trang 13 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Lí do sự hài lòng của các đối tượng tham dự sự kiện đã được diễn tả như thế nào?
Phương pháp:
Tập trung vào các từ ngữ miêu tả cảm xúc, trạng thái của đối tượng tham gia sự kiện.
Lời giải:
Vì cho rằng sự Tổng cục không đề cử Hải và Thụ mà chỉ bắt Xuân là một người chưa chiếm quán quân năm nào, thì đó chính là một cử động kiêu ngạo rất kín đạo vậy.
Câu hỏi 6 (trang 13 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Sự cường điệu trong cách miêu tả phản ứng của vua Xiêm mang lại hiệu quả nghệ thuật gì?
Phương pháp:
Tập trung vào các từ ngữ miêu tả cảm xúc, trạng thái, biểu cảm cũng như hành động của vua Xiêm để rút ra hiệu quả nghệ thuật.
Lời giải:
Thể hiện biểu cảm lố bịch, gây tiếng cười cho một vị vua đứng đầu một nước.
Câu hỏi 7 (trang 14 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Các quan chức nhà nước có động thái gì nhằm cứu vãn tình hình? Các động thái đó có tính chất khôi hài như thế nào?
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn văn, xác định các động thái của quan chức nhà nước để thấy sự khôi hài trong đó.
Lời giải:
- Động thái nhằm cứu vãn tình hình: đi tìm Xuân Tóc Đỏ nhờ thua quân Xiêm
- Tình khôi hài: nịnh nọt vì sợ quân Xiêm kéo quân sang trả thù
Câu hỏi 8 (trang 15 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Nhịp điệu trần thuật ở đoạn này có điểm gì đáng chú ý?
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn văn, câu văn, cách ngắt nghỉ để xác định nhịp điệu trần thuật.
Lời giải:
Nhịp điệu trần thuật nhanh, thể hiện sự gấp gáp, lo lắng, sợ hãi trước sự đe dọa của quân Xiêm La.
Câu hỏi 9 (trang 16 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Bạn có liên tưởng gì đến thực tế thường diễn ra sau một sự kiện thể thao hay văn hóa mà bạn được biết?
Phương pháp:
Liên tưởng đến một sự kiện thể thao hoặc văn hóa mình đã từng thấy hoặc biết, nhớ lại những gì thực tế nhất sau sự kiện đó.
Lời giải:
Tình hình thực tế thường diễn ra sau một sự kiện thể thao chính là phỏng vấn vận động viên sau trận đấu.
Câu hỏi 10 (trang 16 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Cách xưng hô của nhân vật Xuân Tóc Đỏ có gì đáng chú ý?
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn văn, chú ý vào cách xưng hô của Xuân với công chúng và đại từ nhân xưng và nhân vật này tự gọi mình để từ đó ta thấy đây là con người như thế nào?
Lời giải:
Cách xưng hô: công chúng - ta; mi - ta -> cách xưng hô “trịch thượng của một bậc vĩ nhân”.
Câu hỏi 11 (trang 16 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Những ghi chú trong ngoặc đơn có ý nghĩa nghệ thuật như thế nào?
Phương pháp:
Đọc kĩ các ghi chú trong ngoặc đơn để từ đó rút ra ý nghĩa nghệ thuật.
Lời giải:
Những ghi chú trong ngoặc đơn chính là sử dụng biện pháp nghệ thuật chêm xen -> mục đích là tăng thêm tính chi tiết cho hành động, lời nói của nhân vật.
Câu hỏi 12 (trang 16 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Có thể dùng những từ ngữ gì để khái quát lại tính chất phản ứng của đám đông được thể hiện qua đoạn này?
Phương pháp:
Đọc đoạn văn xác định bối cảnh, cách phản ứng của đám đông để rút ra từ ngữ khái quát
Lời giải:
Có thể dùng những từ ngữ để khái quát về phản ứng của đám đông trong đoạn: nhốn nháo, ngu dốt, cả tin.
Sau khi đọc:
Nội dung chính: Tác phẩm viết về một trận đấu quần vợt khôi hài giữa Xuân Tóc Đỏ và quán quân người Xiêm, qua đó thể hiện giọng văn đầy sự giễu nhại của nhà văn dành cho những con người lố bịch thời bấy giờ ở những kẻ giàu có miền Bắc.
Câu hỏi 1 (trang 18 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Tóm tắt sự việc chính được kể trong đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc bằng một sơ đồ phù hợp.
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản và tóm tắt lại các sự kiện chính.
Lời giải:
Vua Xiêm tới Bắc Kỳ => Xuân Tóc Đỏ đăng kí tham gia thi quần vợt => dùng thủ đoạn để thắng => Vào chung kết với quán quân Xiêm => Nhận lệnh “phải thua” => Cơ hội ngụy biện “hi sinh vì nghĩa lớn” => Đám đông tung hô “anh hùng cứu quốc”, vĩ nhân dân tộc.
Câu hỏi 2 (trang 18 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Tóm tắt sự việc chính được kể trong đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc bằng một sơ đồ phù hợp.
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản và tóm tắt lại các sự kiện chính.
Lời giải:
- Ngôi kể thứ ba - người kể chuyện hàm ẩn => ý nghĩa: người kể đứng ngoài câu chuyện, dẫn dắt người đọc theo từng tình tiết câu chuyện nhưng vẫn lồng ghép để bộc lộ được tư tưởng, quan niệm của nhà văn.
- Điểm nhìn trần thuật: Khách quan dựa theo cái nhìn của một người bên ngoài => ý nghĩa: để thể hiện được giọng điệu châm biếm, đả kích của nhà văn.
Câu hỏi 3 (trang 18 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Theo bạn, tình huống nào đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tạo nên kịch tính và bước ngoặt của toàn bộ sự kiện được kể trong đoạn trích? Hãy phân tích tính chất của tình huống đó.
Phương pháp:
Chọn ra tình huống cao trào, gây bất ngờ, là nguyên nhân dẫn đến một loạt các sự kiện không ngờ đến
Lời giải:
- Tình huống đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên kịch tính là khi Xuân Tóc Đỏ chơi xấu 2 ông quán quân thật để được tham gia thi đấu với ông quán quân Xiêm.
- Phân tích: chính vì Xuân là một kẻ lưu manh, thủ đoạn nên muốn gây ấn tượng với nhà ông Văn Minh thì hắn phải sử dụng mưu, sau khi thành công vào được chung kết với quán quân Xiêm. Từ đó mới dẫn đến chuỗi tình huống sau và cuối cùng hắn được tung hô là người “anh hùng cứu quốc”.
Câu hỏi 4 (trang 18 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Phân tích nét đặc sắc của cảnh Xuân Tóc Đỏ hùng biện trước công chúng. Những ghi chú được đặt trong ngoặc đơn của người kể chuyện gợi cho bạn liên tưởng đến thể loại văn học nào có đặc điểm hình thức tương tự?
Phương pháp:
Phân tích nét đặc sắc của cảnh Xuân Tóc Đỏ hùng biện trước công chúng. Những ghi chú được đặt trong ngoặc đơn của người kể chuyện gợi cho bạn liên tưởng đến thể loại văn học nào có đặc điểm hình thức tương tự?
Lời giải:
- Phân tích nét đặc sắc của cảnh Xuân Tóc Đỏ hùng biện: Sử dụng tông giọng lớn; trèo lên nóc xe ô tô đứng; gọi dân là mi, xưng ta. Đưa ra những lí do vô cùng hợp lí “cứu nguy”, đại diện cho hòa bình.
- Những ghi chú được đặt trong ngoặc đơn của người kể chuyện gợi cho bạn liên tưởng đến thể loại văn học: kịch -> ngoặc đơn để ghi chú những hành động, cử chỉ, biểu cảm, cảm xúc của nhân vật.
Câu hỏi 5 (trang 18 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Nêu nhận xét khái quát về sự tương đồng và khác biệt giữa ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật ở đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.
Phương pháp:
Chú ý ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật.
Lời giải:
- Tương đồng: Đều mang một màu sắc giễu nhại, mỉa mai
- Khác biệt: ngôn ngữ của người kể chuyện mang sắc thái khách quan hơn vì sử dụng ngôi kể thứ ba; ngôn ngữ của nhân vật trong đoạn trích thể hiện sắc thái theo tình huống truyện, lúc cần gấp gáp lúc cần nghiêm túc lúc cần trịch thượng.
Câu hỏi 6 (trang 18 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Tìm những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ nói mỉa và nghịch ngữ trong văn bản
Phương pháp:
Xác định rõ khái niệm biện pháp tu từ nói mỉa và nghịch ngữ.
Lời giải:
- Nói mỉa:
+ Người ta đồn rằng có rất nhiều người hâm mộ vì đến chậm, không mua được vé, bèn hóa ra phẫn uất và chết một cách rất thể thao, nghĩa là tự tử dần bằng thuốc phiền không có giấm thanh, hút vào phổi.
+ Công chúng luôn luôn vỗ tay hoan hô Xuân, còn trên khán đài, đức vua Xiêm đã lộ ra mặt rồng tất cả sự thịnh nộ của vị thiên tử thế thiên hành đạo ở cái nước có hàng triệu con voi.
+ Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặ, nó giơ quả đấm chào loài người, nhẩy xuống đất, lên xe hơi. Rồi mấy chiếc xe của các bạn thân của nó mở máy chạy, để lại cái đám công chúng mấy nghìn người bùi ngùi và cảm động.
- Nghịch ngữ:
+ Nghĩa là bản chức yêu cầu ngài bảo tài tử của ngài phải nhuồng, phải thua nhà vô địch Xiêm ngay đi!
+ Hỡi quần chúng! Mi không hiểu gì, mi oán ta! Ta vẫn yêu quý mi mặc lòng mi chẳng rõ lòng ta!
Câu hỏi 7 (trang 18 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Đoạn trích đã cho thấy điều gì về phong cách hiện thực của nhà tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng? Nêu một số thủ pháp được nhà văn sử dụng để tăng cường khả năng bao quát hiện thực cho các trang viết của mình.
Phương pháp:
Dựa vào phong cách của nhà văn Vũ Trọng Phụng ở phần tri thức Ngữ Văn.
Lời giải:
- Vũ Trọng Phụng quan niệm: “tiểu thuyết là sự thật ở đời”, văn học phải “nhìn thẳng vào đời thực, dũng cảm mổ xẻ phanh phui phơi bày thực trạng của xã hội”; cuộc đời là một tấn hài kịch mà kẻ đạo diễn chính là đồng tiền vạn năng và số mệnh => phong cách hiện thực của nhà tiểu thuyết chính là phản ánh trần trụi hết hiện thực nhơ nhuốc bằng tông giọng trào phúng, mỉa mai.
- Một số thủ pháp nhà văn sử dụng để tăng cường khả năng bao quát hiện thực: cường điệu, nói mỉa, nghịch ngữ, giọng văn trào phúng.
Câu hỏi 8 (trang 18 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Bạn suy nghĩ gì về trạng thái bị thôi miên và lên đồng của một xã hội, như thực tế được miêu tả trong đoạn trích.
Phương pháp:
Xác định cụm từ trạng thái thôi miên, lên đồng trong trường hợp này có nghĩa là gì từ đó áp dụng vào đoạn trích và đưa ra nhận xét
Lời giải:
Đoạn trích chế nhạo một xã hội ngu dốt, bị dắt mũi bởi những con người ranh ma. Họ bị thôi miên bởi quyền lực và sự sự giả tạo của những người có tiền, họ dễ dàng bị dắt mũi theo số đông và cũng dễ dàng bị xoa dịu. Đó là trạng thái tâm lí của những con người không có nhận thức chính xác, đúng đắn trong cuộc sống; của người kẻ bị hào nhoáng trước mắt che mờ tâm hồn.
Kết nối đọc - viết
Đề bài (trang 18 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Viết đoạn văn khoảng 150 chữ nêu ấn tượng của bạn về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống, thời đại qua đoạn trích “Xuân Tóc Đỏ cứu quốc”.
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức và kĩ năng của bản thân.
Lời giải:
Đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc đã phản ánh lên một xã hội vừa phi lý nhưng cũng hợp lý, khiến người đọc phải giật mình nhận ra chính câu chuyện hài hước này được thôi ra từ chính đời sống thường ngày, từ một thực tại mà họ được trải nghiệm hằng ngày. Thông qua nhân vật Xuân Tóc Đỏ - một thằng ất ơ, xảo trá, trưởng giả học làm sang ông đã mang đến cho người đọc một bức tranh xã hội học đòi Âu hóa đầy nhố nhăng một cách chân thực. Hiện thực đó còn thể hiện chi tiết hơn khi được nhà văn viết thông qua thể loại tiểu thuyết, với dung lượng của một tiểu thuyết, nhà văn thoải mái phơi bày mọi sự thật trần trụi đến chi tiết của xã hội qua từng góc nhỏ nơi đời sống.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục