Bài 11 trang 42 SGK Toán lớp 9 tập 2
Câu hỏi:
Đưa các phương trình sau về dạng \(a{x^2} + bx + c = 0\) và chỉ rõ các hệ số \(a, b, c\):
a) \(5{x^2} + 2x = 4 - x\)
b) \({3 \over 5}{x^2} + 2x - 7 = 3x + {1 \over 2}\)
c) \(2{x^2} + x - \sqrt 3 = \sqrt 3 x + 1\)
d) \(2{x^2} + {m^2} = 2(m - 1)x\), \(m\) là một hằng số.
Lời giải:
a)
Ta có:
\(5{x^2} + 2x = 4 - x\)
\(\Leftrightarrow 5{x^2} + 2x - 4 + x=0\)
\(\Leftrightarrow 5{x^2} + 3x - 4 =0\)
\(\Leftrightarrow 5{x^2} + 3x +(- 4) =0\)
Suy ra \(a = 5,\ b = 3,\ c = - 4.\)
b)
Ta có:
\(\dfrac{3 }{5}{x^2} + 2x - 7 = 3x + \dfrac{1}{2}\)
\( \Leftrightarrow \dfrac{3}{5}{x^2} +2 x -7-3x-\dfrac{1}{2}= 0\)
\( \Leftrightarrow \dfrac{3}{5}{x^2} -x -\dfrac{15}{2}= 0\)
\( \Leftrightarrow \dfrac{3}{5}{x^2} +(-1).x +{\left(-\dfrac{15}{2} \right)}= 0\)
Suy ra \(a = \dfrac{3 }{5},\ b = - 1,\ c = - \dfrac{15}{2}\).
c)
Ta có:
\(2{x^2} + x - \sqrt 3 = \sqrt 3 x + 1\)
\( \Leftrightarrow 2{x^2} + x - \sqrt 3 - \sqrt 3 x -1 = 0\)
\( \Leftrightarrow 2{x^2} + (1-\sqrt 3)x + (-\sqrt 3 -1) = 0\)
Suy ra \(a = 2,\ b = 1 - \sqrt 3 ,\ c = - \sqrt 3 -1.\)
d)
Ta có:
\(2{x^2} + {m^2} = 2(m - 1)x\)
\(\Leftrightarrow 2{x^2} +m^2-2(m-1)x=0 \)
\(\Leftrightarrow 2{x^2} -2(m-1)x+m^2=0 \)
\(\Leftrightarrow 2{x^2} + [-2(m-1)]x+m^2=0 \)
Suy ra \(a = 2,\ b = - 2(m - 1),\ c = {m^2}.\)
Bài 12 trang 42 SGK Toán lớp 9 tập 2
Câu hỏi:
Giải các phương trình sau:
a) \({x^2} - 8 = 0\)
b) \(5{x^2} - 20 = 0\)
c) \(0,4{x^2} + 1 = 0\)
d) \(2{x^2} + \sqrt 2 x = 0\)
e) \( - 0.4{x^2} + 1,2x = 0\)
Lời giải:
a)
Ta có:
\({x^2} - 8 = 0 \Leftrightarrow {x^2} = 8 \Leftrightarrow x = \pm \sqrt 8 \Leftrightarrow x= \pm 2\sqrt 2 \).
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm \(x= \pm 2 \sqrt 2\).
b)
Ta có:
\(5{x^2} - 20 = 0 \Leftrightarrow 5{x^2} = 20 \Leftrightarrow {x^2} = \dfrac{20}{5} \)
\(\Leftrightarrow x^2 = 4 \Leftrightarrow x=\pm \sqrt 4 \Leftrightarrow x =\pm 2\).
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm \(x= \pm 2\).
c)
Ta có:
\(0,4{x^2} + 1 = 0 \Leftrightarrow 0,4{x^2} = - 1 \\\Leftrightarrow {x^2} = - \dfrac{1}{0,4}\Leftrightarrow {x^2} = - 2,5\) (vô lý vì \(x^2 \ge 0\) với mọi \(x\))
Vậy phương trình đã cho vô nghiệm.
d)
Ta có:
\(2{x^2} + \sqrt 2 x = 0 \Leftrightarrow x(2x + \sqrt 2 ) = 0\)
\(\Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = 0 \hfill \cr
2x + \sqrt 2=0 \hfill \cr} \right.\)
\(\Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = 0 \hfill \cr
2x =- \sqrt 2 \hfill \cr} \right.\)
\(\Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = 0 \hfill \cr
x =- \dfrac{\sqrt 2}{2} \hfill \cr} \right.\)
Phương trình có hai nghiệm là: \(x = 0;\ x = \dfrac{-\sqrt 2}{2}.\)
e)
Ta có:
\( - 0,4{x^2} + 1,2x = 0 \Leftrightarrow - 4{x^2} + 12x = 0\)
\(\Leftrightarrow - 4x(x - 3) = 0\)
\( \Leftrightarrow \left[ \matrix{
-4x = 0 \hfill \cr
x - 3=0 \hfill \cr} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = 0 \hfill \cr
x =3 \hfill \cr} \right.\)
Vậy phương trình có hai nghiệm là: \({x} = 0,\ {x} = 3\)
Bài 13 trang 43 SGK Toán lớp 9 tập 2
Câu hỏi:
Cho các phương trình:
a) \({x^2} + 8x = - 2\); b)\({x^2} + 2x = \dfrac{1}{3}.\)
Hãy cộng vào hai vế của mỗi phương trình cùng một số thích hợp để được một phương trình mà vế trái thành một bình phương.
Phương pháp:
Sử dụng hằng đẳng thức số \(1\) là: \((a+b)^2=a^2+2ab+b^2.\)
Lời giải:
a) Ta có:
\({x^2} + 8x = - 2 \Leftrightarrow {x^2} + 2.x.4 = - 2 \) (1)
Cộng cả hai vế của phương trình (1) với \(4^2\) để vế trái trở thành hằng đẳng thức số \(1\), ta được:
\( x^2 + 2.x.4 +4^2 = - 2 +4^2\)
\(\Leftrightarrow (x + 4)^2 = 14\)
b)
Ta có:
\({x^2} + 2x = \dfrac{1}{3} \Leftrightarrow {x^2} + 2.x.1 = \dfrac{1}{3} \) (2)
Cộng cả hai vế của phương trình (2) với \(1^2\) để vế trái trở thành hằng đẳng thức số \(1\), ta được:
\(x^2+2.x.1+1^2=\dfrac{1}{3}+1^2\)
\(\Leftrightarrow x^2+2.x.1+1^2=\dfrac{4}{3}\)
\(\Leftrightarrow {(x + 1)^2} = \dfrac{4 }{3}\).
Bài 14 trang 43 SGK Toán lớp 9 tập 2
Câu hỏi:
Hãy giải phương trình:
\(2{x^2} + 5x + 2 = 0\)
Theo các bước như ví dụ \(3\) trong bài học.
Phương pháp:
Giải phương trình \(ax^2+bx+c=0\) \((a \ne 0\)):
+) Chuyển hệ số tự do \(c\) sang vế phải.
+) Chia cả hai vế cho hệ số \(a\).
+) Tách số hạng \(bx\) và cộng vào hai vế cùng một số để vế trái thành một bình phương.
+) Áp dụng hằng đẳng thức số \((1)\): \((a+b)^2=a^2+2ab+b^2\).
+) Áp dụng: \(x^2=a \Leftrightarrow x = \pm \sqrt a\).
Lời giải:
Ta có:
\(2{x^2} + 5x + 2 = 0 \)
\(\Leftrightarrow 2{x^2} + 5x = - 2 \) (chuyển \(2\) sang vế phải)
\(\Leftrightarrow {x^2} + \dfrac{5}{ 2}x = - 1\) (chia cả hai vế cho \(2\))
\(\Leftrightarrow {x^2} + 2. x. \dfrac{5}{ 4} = - 1\) (tách \(\dfrac{5}{ 2}x =2. x. \dfrac{5}{ 4} \))
\(\Leftrightarrow {x^2} + 2.x. \dfrac{5 }{4} + {\left(\dfrac{5}{4} \right)^2}= - 1 + {\left(\dfrac{5}{4} \right)^2}\) (cộng cả hai vế với \({\left(\dfrac{5}{4} \right)^2}\))
\(\Leftrightarrow {\left( x + \dfrac{5}{ 4} \right)^2} = -1+\dfrac{25}{16}\)
\(\Leftrightarrow {\left( x + \dfrac{5}{ 4} \right)^2} =\dfrac{9}{16}\)
\( \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x + \dfrac{5}{ 4} = \dfrac{3 }{4} \hfill \cr
x + \dfrac{5 }{4} = - \dfrac{3}{4} \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = - \dfrac{1 }{2} \hfill \cr
x = - 2 \hfill \cr} \right.\)
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là \(x= -\dfrac{1}{2}\) và \(x=-2\).
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục