Dẫn 2,24 lít khí \(N{H_3}(đktc)\) đi qua ống đựng 32 g CuO nung nóng thu được chất rắn A và khí B.
Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính thể tích khí B (đktc).
Ngâm chất rắn A trong dung dịch HCl 2M dư. Tính thể tích dung dịch axit đã tham gia phản ứng.
Coi hiệu suất của quá trình là 100%.
Giải :
\(\eqalign{ & 2N{H_3} + 3CuO\buildrel {{t^0}} \over \longrightarrow 3Cu + 3{H_2}O + {N_2} \cr & 2mol\,\,\,\,\,\,\,\,3mol\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,3mol\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;\;1mol \cr & 0,1mol\,\,\,0,15mol\,\,\,\,\,\,\,\,0,15mol\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\;\;0,05mol \cr} \)
Thể tích khí B là : 0,05.22,4=1,12 lít khí nitơ.
Chất rắn A gồm : 0,15 mol Cu và 0,4-0,15=0,25(mol) CuO.
Chỉ có CuO phản ứng với HCl.
\(\eqalign{ & 2HCl + CuO \to CuC{l_2} + {H_2}O \cr & 2mol\,\,\,\,\,\,\,\,1\,mol \cr & 0,5\,mol\,\,\,\,\,0,25\,mol \cr & \cr} \)
Thế tích dung dịch HCl 2M là 0,5:2=0,25(lít).
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục