Bài 59 trang 26 SGK Toán lớp 8 tập 1
Câu hỏi:
Làm tính chia
a.\({5^3}:{( - 5)^2}\);
b.\(\left ( \dfrac{3}{4} \right )^{5}\): \(\left ( \dfrac{3}{4} \right )^{3}\)
c.\({( - 12)^3}:{8^3}\).
Phương pháp:
Áp dụng qui tắc:
\({a^m}:{a^n} = {a^{m - n}}\)
\({a^2} = {\left( { - a} \right)^2}\)
\({a^n}:{b^n} = {\left( {\dfrac{a}{b}} \right)^n}\)
(\(n,m \in \mathbb N\); \(m>n\); \(b \ne 0\))
Lời giải:
Bài 60 trang 27 SGK Toán lớp 8 tập 1
Câu hỏi:
Làm tính chia:
a.\({x^{10}}:{( - x)^8}\);
b.\({( - x)^5}:{( - x)^3}\);
c.\({( - y)^5}:{( - y)^4}\).
Phương pháp:
Áp dụng qui tắc:
\({a^m}:{a^n} = {a^{m - n}}\)
\({a^{2k}} = {\left( { - a} \right)^{2k}}\)
\(\left( {m,n,k \in\mathbb N,\,m > n} \right)\)
Lời giải:
a) x10 : (-x)8 = x10 : x8 = x10 – 8 = x2
Vì (-x)8 = (-1.x)8 = (-1)8.x8 = x8
b) (-x)5 : (-x)3 = (-x)5 – 3 = (-x)2 = x2
Vì (-x)2 = (-1.x)2 = (-1)2.x2 = x2
c) (-y)5 : (-y)4 = (-y)5 – 4 = (–y)1 = - y
Bài 61 trang 27 SGK Toán lớp 8 tập 1
Câu hỏi:
Làm tính chia:
a.\(5{x^2}{y^4}:10{x^2}y\);
b.\(\dfrac{3}{4}{x^3}{y^3}:\left( { -\dfrac{1}{2}{x^2}{y^2}} \right)\);
c.\({( - xy)^{10}}:{( - xy)^5}\).
Phương pháp:
Áp dụng qui tắc chia đơn thức cho đơn thức:
Muốn chia đơn thức \(A\) cho đơn thức \(B\) (trường hợp \(A\) chia hết cho \(B\)) ta làm như sau:
- Chia hệ số của đơn thức \(A\) cho hệ số của đơn thức \(B.\)
- Chia lũy thừa của từng biến trong \(A\) cho lũy thừa của cùng biến đó trong \(B.\)
- Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau.
Lời giải:
Bài 62 trang 27 SGK Toán lớp 8 tập 1
Câu hỏi:
Tính giá trị của biểu thức \(15{x^4}{y^3}{z^2}:5x{y^2}{z^2}\) với \(x = 2, y = -10, z = 2004\)
Phương pháp:
- Áp dụng qui tắc chia đơn thức cho đơn thức để rút gọn biểu thức đã cho.
- Thay giá trị \(x, y, z\) tương ứng để tính giá trị của biểu thức.
Lời giải:
Ta có : 15x4y3z2 : 5xy2z2
= (15 : 5).(x4 : x).(y3 : y2).(z2 : z2)
= 3.x4 – 1.y3 – 2 . 1
= 3x3y
Tại x = 2 ; y = –10 và z = 2004, giá trị biểu thức bằng : 3.23.(–10) = –240.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục