Bài 6 trang 38 SGK Toán lớp 9 tập 2
Câu hỏi:
Cho hàm số y=f(x)=x2.
a) Vẽ đồ thị của hàm số đó.
b) Tính các giá trị f(−8);f(−1,3);f(−0,75);f(1,5).
c) Dùng đồ thị để ước lượng các giá trị (0,5)2;(−1,5)2;(2,5)2.
d) Dùng đồ thị để ước lượng vị trí các điểm trên trục hoành biểu diễn các số √3;√7.
Lời giải:
a) Ta có bảng giá trị:
b) Ta có y=f(x)=x2 nên
f(−8)=(−8)2=64.
f(−1,3)=(−1,3)2=1,69.
f(−0,75)=(−0,75)2=0,5625.
f(1,5)=1,52=2,25.
c) Theo đồ thị ta có:
+) Để ước lượng giá trị (0,5)2 ta tìm điểm A thuộc đồ thị và có hoành độ là 0,5. Khi đó tung độ điểm A chính là giá trị của (0,5)2.
+) Để ước lượng giá trị (−1,5)2 ta tìm điểm B thuộc đồ thị và có hoành độ là −1,5. Khi đó tung độ điểm B chính là giá trị của (−1,5)2.
+) Để ước lượng giá trị (2,5)2 ta tìm điểm C thuộc đồ thị và có hoành độ là 2,5. Khi đó tung độ điểm C chính là giá trị của (2,5)2.
d) Để ước lượng vị trí điểm biểu diễn √3 trên trục hoành ta tìm điểm D thuộc đồ thị và có tung độ là (√3)2=3. Khi đó hoành độ điểm D chính là vị trí biểu diễn của √3.
Để ước lượng vị trí điểm biểu diễn √7 trên trục hoành ta tìm điểm E thuộc đồ thị và có tung độ là (√7)2=7. Khi đó hoành độ điểm E chính là vị trí biểu diễn của √7.
Bài 7 trang 38 SGK Toán lớp 9 tập 2
Câu hỏi:
Trên mặt phẳng tọa độ (h.10), có một điểm M thuộc đồ thị của hàm số y=ax2.
a) Tìm hệ số a
b) Điểm A(4;4) có thuộc đồ thị không ?
c) Hãy tìm thêm hai điểm nữa (không kể điểm O) để vẽ đồ thị.
Lời giải:
a) Vì M(2;1) thuộc hàm số y=ax2, thay x=2, y=1 vào công thức hàm số, ta có:
1=a.22⇔1=a.4⇔a=14
Khi đó , hàm số đã cho có dạng là: y=14x2 (1).
b) Thay x=4, y=4 vào công thức hàm số (1), ta được:
4=14.42 ⇔4=4 (luôn đúng)
Vậy điểm A(4;4) thuộc đồ thị hàm số y=14x2.
c) Ta có điểm A′(−4;4) đối xứng với điểm A(4;4) qua trục tung
Điểm M′(−2;1) đối xứng với điểm M(2;1) qua trục tung
Vì đồ thị hàm số y=12x2 là đường cong đi qua gốc tọa độ, nhận trục Oy làm trục đối xứng nên A′, M′ cũng thuộc đồ thị.
Vẽ đồ thị:
Bài 8 trang 38 SGK Toán lớp 9 tập 2
Câu hỏi:
Biết rằng đường cong trong hình 11 là một parabol y=ax2.
a) Tìm hệ số a.
b) Tìm tung độ của điểm thuộc parabol có hoành độ x=−3.
c) Tìm các điểm thuộc parabol có tung độ y=8.
Lời giải:
a) Theo hình vẽ, ta lấy điểm A(−2;2) thuộc đồ thị. Thay x=−2,y=2 vào công thức hàm số y=ax2, ta được:
2=a.(−2)2⇔a=12.
Vậy hàm số có dạng: y=12x2.
b) Thay x=−3 vào công thức hàm số y=12x2, ta được:
y=12.(−3)2=12.9=92.
Vậy tung độ cần tìm là 92.
c) Thay y=8 vào công thức đồ thị hàm số, ta được:
8=12x2⇔x2=16⇔x=±4
Ta được hai điểm và tọa độ của hai điểm đó là M(4;8) và M′(−4;8).
Bài 9 trang 39 SGK Toán lớp 9 tập 2
Câu hỏi:
Cho hai hàm số y=13x2 và y=−x+6.
a) Vẽ đồ thị của các hàm số này trên cùng một mặt phẳng tọa độ.
b) Tìm tọa độ các giao điểm của hai đồ thị đó.
Phương pháp:
a) Cách vẽ đồ thị hàm số y=ax2:
Bước 1: Xác định 2 điểm thuộc đồ thị và các điểm đối xứng của chúng qua Oy.
Bước 2: Vẽ parabol đi qua gốc O(0;0) và các điểm trên.
+) Cách vẽ đồ thị hàm số y=ax+b:
Cho x=0⇒y=b. Đồ thị hàm số đi qua điểm A(0;b).
Cho y=0⇒x=−ba. Đồ thị hàm số đi qua điểm B(−ba;0)
Đồ thị hàm số là đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
b) Tìm tọa độ giao điểm của hai đồ thị hàm số y=ax+b và y=a′x2. Ta xét phương trình hoành độ giao điểm: ax+b=a′x2. Giải phương trình này tìm được hoành độ giao điểm. Thay giá trị đó vào công thức hàm số tìm được tung độ giao điểm.
Lời giải:
a) *Vẽ đồ thị: y=13x2.
Bảng giá trị:
x |
−6 |
−3 |
0 |
3 |
6 |
y=13x2 |
12 |
3 |
0 |
3 |
12 |
Vẽ parabol đi qua gốc tọa độ và các điểm có tọa độ (−6;12),(−3;3),(3;3),(6;12) ta được đồ thị hàm số y=13x2.
*Vẽ đồ thị: y=−x+6
- Cho x=0⇒y=0+6=6. Đồ thị đi qua B(0;6).
- Cho y=0⇒0=−x+6⇒x=6. Đồ thị hàm số đi qua A(6;0).
Đồ thị hàm số y=−x+6 là đường thẳng đi qua hai điểm A,B.
Vẽ đồ thị: xem hình bên dưới.
b) Xét phương trình hoành độ giao điểm:
13x2=−x+6
⇔13x2+x−6=0
⇔x2+3x−18=0
⇔x2−3x+6x−18=0⇔x(x−3)+6(x−3)=0⇔(x+6)(x−3)=0⇔[x+6=0x−3=0
⇔[x=−6x=3
Với x=3⇒y=−3+6=3. Đồ thị hàm số đi qua điểm N(3;3).
Với x=−6⇒y=−(−6)+6=12. Đồ thị hàm số đi qua điểm M(−6;12).
Vậy giao điểm của hai đồ thị là N(3;3) và M(−6;12).
Bài 10 trang 39 SGK Toán lớp 9 tập 2
Câu hỏi:
Cho hàm số y=−0,75x2. Qua đồ thị của hàm số đó, hãy cho biết khi x tăng từ −2 đến 4 thì giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của y là bao nhiêu ?
Lời giải:
Ta có bảng giá trị hàm số y=−0,75x2
Vẽ parabol đi qua gốc tọa độ và các điểm có tọa độ (−4;−12);(−2;−3);(2;−3);(4;−12) ta được đồ thị hàm số y=−0,75x2
Vẽ đồ thị: y=−0,75x2
Đồ thị hàm số y=−0,75x2 với x từ −2 đến 4 là đường cong nét liền trên hình vẽ.
Ta thấy: Điểm thấp nhất của phần đồ thị nét liền trên hình là điểm M(4;−12) và điểm cao nhất là gốc tọa độ O(0;0).
Vậy giá trị lớn nhất của hàm số là 0. Giá trị thấp nhất của hàm số là −12.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục