Xem thêm: Bài tập cuối chương 2. SỐ NGUYÊN - CTST
Câu hỏi:
Một tàu ngầm trên mặt đại dương lặn xuống với tốc độ 2 m/s trong 2 phút. Sau đó, nó nổi lên với tốc độ 1 m/s trong 3 phút. Cuối cùng, nó lặn xuống với tốc độ 3 m/s trong 1 phút. Độ cao cuối cùng của tàu ngầm là bao nhiêu so với bề mặt đại dương?
Phương pháp:
Coi bề mặt đại dương là mốc, mỗi lần lặn xuống thì độ cao là một số âm, nổi thì độ cao là số dương.
Lời giải:
Đổi 2 phút = 120 giây, 3 phút = 180 giây, 1 phút = 60 giây.
Cách 1: Độ cao sau khi lặn xuống lần đầu tiên là: (-2).120 = - 240 (m).
Độ cao sau khi nổi lên là: 1.180 = 180 (m).
Độ cao sau khi lặn xuống lần thứ hai là: (-3).60 = - 180 (m).
Độ cao cuối cùng của tàu ngầm là: -240 + 180 + (-180) = - 240 (m).
Vậy tàu ngầm đang ở độ cao - 240m so với bề mặt đại dương.
Cách 2:
Độ cao cuối cùng của tàu ngầm là:
(-2).120 + 1.180 + (-3).60 = -240 (m)
Vậy tàu ngầm đang ở độ cao - 240m so với bề mặt đại dương.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục