Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài tập 5 trang 59 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11

Bình chọn:
3.7 trên 3 phiếu

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế - chính trị - xã hội, Đức khủng hoảng trầm trọng.

BÀI TẬP 5: Hãy nêu những nét chính về tình hình nước Đức từ năm 1929 đến năm 1939.

Trả lời:

a. Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 1929 đã giáng đòn nặng nề làm kinh tế - chính trị - xã hội, Đức khủng hoảng trầm trọng.

-Để đối phó lại khủng hoảng, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hit-le thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức lên nắm chính quyền.

- Đứng đầu Đảng Quốc xã là Hít le:

 + Công khai tuyên truyền tư tưởng phục thù cho nước Đức.

 + Chống cộng sản đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật.

và phân biệt chủng tộc.

 + Phát xít hoá bộ máy nhà nước

 + Thiết lập nền chuyên chính độc tài do Hit-le làm thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối.

- Đảng Cộng sản Đức kiên quyết đấu tranh song không ngăn cản được quá trình ấy.

- Ngày 30/1/1933, Hit-le lên làm Thủ tướng. Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức.

b. Nước Đức trong thời kỳ Hit-le cầm quyền (1933 - 1939)  

Trong thời kỳ cầm quyền (1933 - 1939) Hit-le đã thực hiện các chính sách tối phản động về chính trị, xã hội, đối ngoại.

*Chính trị:

+ Công khai khủng bố của Đảng phái dân chủ tiến bộ, đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật.

+ Thủ tiêu nền cộng hòa Viama, thiết lập nền chuyên chính độc tài do Hit-le làm thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối.

 Tháng 2/1933, chính quyền phát xít Đức dựng lên “vụ đốt cháy nhà Quốc hội” để lấy cớ khủng bố, tàn sát những người cộng sản. Năm 1934 Tổng thống Hin-đen-bua qua đời. Hit-le tuyên bố hủy bỏ hoàn toàn nền cộng hòa Vaima, thay vào đó là nền “Chuyên chế độc tài khủng bố công khai” mà Hit-le là thủ lĩnh tối cao và tuyệt đối.

  + Năm 1934 Hit-le xưng là quốc trưởng suốt đời.

*Kinh tế:

   + Tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung mệnh lệch, phục vụ nhu cầu quân sự

   + Thành lập Hội đồng kinh tế(7-1933), phục hồi công nghiệp, nhất là công nghiệp quân sự, giao thông vận tải , giải quyết thất nghiệp…

* Đối ngoại:  chuẩn bị chiến tranh

 + Nước Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động.

  + Ra lệnh tổng động viên quân dịch (1935), xây dựng nước Đức trở thành một trại lính khổng lồ.

  + Ký với Nhật Bản “Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản” hình thành khối phát xít Đức - Italia - Nhật Bản.

 Mục tiêu: Nhằm tiến tới phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Lịch sử 11 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Bài viết liên quan