Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 39, 40 SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo tập 2

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải SGK Toán lớp 8 trang 39, 40 Chân trời sáng tạo tập 2. Một lọ dung dịch chứa (12%) muối. Nếu pha thêm 350 g nước vào lọ thì được một dung dịch (5%) muối. Tính khối lượng dung dịch trong lọ lúc đầu.

Bài 1 trang 39 SGK Toán 8 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Một nhân viên giao hàng trong hai ngày đã giao được 95 đơn hàng. Biết số đơn hàng ngày thứ hai giao được nhiều hơn ngày thứ nhất là 15 đơn. Tính số đơn hàng nhân viên đó giao được trong ngày thứ nhất.

Phương pháp:

- Gọi số đơn hàng giao được trong ngày thứ hai là ẩn

- Viết biểu thức biểu thị số đơn hàng ngày thứ nhất giao

- Viết phương trình liên hệ giữa số đơn hàng ngày thứ nhất và ngày thức hai

- Giải phương trình tìm số đơn hàng nhân viên giao được trong ngày thứ nhất

Lời giải:

Gọi số đơn hàng giao trong ngày thứ nhất là a (0 < a < 95)

Số đơn giao trong ngày thứ hai là 95 – a (đơn)

Số đơn giao trong ngày thứ hai nhiều hơn ngày thứ nhất là 15 đơn nên ta có phương trình:

(95  a)  a = 15

2a = 15  95

2a = 80

A = 40 (TMĐK)

Vậy số đơn giao trong ngày thứ nhất là 40 đơn.

Bài 2 trang 39 SGK Toán 8 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Anh Bình tiêu hao 14 calo cho mỗi phút bơi và 10 calo cho mỗi phút chạy bộ. Trong 40 phút với hai hoạt động trên, anh Bình đã tiêu hao 500 calo. Tính thời gian chạy bộ của anh Bình.

Phương pháp:

- Gọi thời gian anh Bình chạy bộ là ẩn

- Viết các biểu thức liên hệ dựa vào dữ kiện đề bài

- Viết phương trình từ các biểu thức trên

- Giải phương trình

Lời giải:

Gọi thời gian bơi là x (phút) (0 < x < 40)

Thời gian chạy bộ là 40 – x (phút)

Số calo tiêu tốn cho bơi và chạy bộ lần lượt là:

14x; 10(40 – x) = 400 – 10x (calo)

Tổng số calo tiêu tốn là 500 nên ta có:

14x + 400 – 10x = 500

4x + 400 = 500

4x = 100

x = 25 (thỏa mãn)

Suy ra thời gian bơi là: 25 phút

Thời gian chạy bộ là: 40 – 25 = 15 (phút)

Vậy thời gian chạy bộ của bạn Bình là 15 phút.

Bài 3 trang 40 SGK Toán 8 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được nhiều hơn ngày thứ hai \(560kg\) gạo. Tính số gạo của hàng bán được trong ngày thứ nhất, biết rằng nếu ngày thứ nhất bán được thêm \(60kg\) gạo thì sẽ gấp 1,5 lần ngày thứ hai.

Phương pháp:

- Gọi số gạo ngày thức nhất cửa hàng bán được là ẩn

- Viết biểu thức biểu thị số gạo ngày thứ hai bán được

- Viết phương trình từ biểu thức trên

- Giải phương trình

Lời giải:

Gọi số gạo bán được trong ngày thứ nhất là a kg (a > 560)

Số gạo bán được trong ngày thứ hai: a – 560

Nếu ngày thứ nhất bán được thêm 60 kg gạo thì sẽ gấp 1,5 lần ngày thứ hai nên ta có phương trình:

a + 60 = 1,5(a − 560)

a + 60 = 1,.5a – 840

–0,5a = –900

a = (–900) : (–0,5)

a = 1 800 (thỏa mãn)

Vậy ngày thứ nhất bán được 1 800 kg gạo.

Bài 4 trang 40 SGK Toán 8 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Một xe tải đi từ A đến B với tốc độ \(50km/h\). Khi từ B quay về A xe chạy với tốc độ \(40km/h\). Thời gian cả đi lần vễ mất 5 giờ 24 phút không kể thời gian nghỉ. Tính chiều dài quãng đường.

Phương pháp:

- Gọi quãng đường AB là ẩn

- Viết biểu thức biểu thị thời gian thông qua quãng đường

- Viết phương trình từ những biểu thức trên

- Giải phương trình

Lời giải:

Bài 5 trang 40 SGK Toán 8 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Bác Năm gửi tiết kiệm một số tiền tại một ngân hàng theo thể thức kì hạn một năm với lãi suất \(6,2\% \)/năm, tiền lãi sau mỗi năm gửi tiết kiệm sẽ được nhập vào tiền vốn để tính lãi cho năm tiếp theo. Sau hai năm gửi bác Năm rút hết tiền về và nhận được cả vốn lẫn lãi là 225 568 800 đồng. Hỏi số tiền ban đầu bác Năm gửi tiết kiệm là bao nhiêu?

Phương pháp:

- Gọi số tiền mà bác Năm đem đi gửi là ẩn

- Viết biểu thức biểu thị số tiền cả gốc lẫn lãi của bác Năm dựa vào dữ kiện đề bài

- Viết phương trình từ những biểu thức trên

- Giải phương trình

Lời giải:

Gọi a (đồng) là số tiền ban đầu bác Năm gửi (0 < a < 225 568 800)

Tổng cả vốn lẫn lãi sau 1 năm: 1,062a (đồng)

Tổng cả vốn lẫn lãi sau 2 năm: 1,0622a (đồng)

Sau hai năm gửi bác Năm rút hết tiền về và nhận được cả vốn lẫn lãi là 225 568 800 đồng nên ta có phương trình:

1,0622a = 22 446 800

a = 200 000 000 (thỏa mãn)

Số tiền ban đầu bác Năm gửi tiết kiệm là 200 000 000 đồng.

Bài 6 trang 40 SGK Toán 8 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Tổng số học sinh khối 8 và khối 9 của một trường là 580 em, trong đó có 256 em là học sinh giỏi. Tính số học sinh của mỗi khối, biết rằng số học sinh giỏi khối 8 chiếm tỉ lệ \(40\% \) số học sinh khối 8, số học sinh giỏi khối 9 chiếm tỉ lệ \(48\% \) số học sinh khối 9.

Phương pháp:

- Gọi số học sinh khối 8 là ẩn

- Viết biểu thức biểu thị số học sinh giỏi của mỗi khối

- Viết phương trình từ những biểu thức trên

- Giải phương trình

Lời giải:

Gọi số học sinh khối 8 là a em (0 < a < 580)

Số học sinh khối 9 là 580 – a (em)

Số học sinh giỏi khối 8 là 0,4a (em)

Số hoc sinh giỏi khối 9 là 0,48(580 – a)

Tổng số học sinh giỏi là 256 em nên ta có phương trình:

0,4a + 0,48(580 – a) = 256

0,4a + 278,4 – 0,48a = 256

–0,08a = –22,44

a = 280 (thỏa mãn)

Vậy số học sinh khối 8 là 280 em, số học sinh khối 9 là 580 – 280 = 300 (em).

Bài 7 trang 40 SGK Toán 8 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Một lọ dung dịch chứa \(12\% \) muối. Nếu pha thêm 350 g nước vào lọ thì được một dung dịch \(5\% \) muối. Tính khối lượng dung dịch trong lọ lúc đầu.

Phương pháp:

- Gọi khối lượng dung dịch muối ban đầu là ẩn

- Viết biểu thức khối lượng muối mới

- Viết phương trình từ những biểu thức trên

- Giải phương trình

Lời giải:

Gọi x (g) là lượng dung dịch ban đầu (x > 0).

Lượng muối trong dung dịch ban đầu là 0,12x (gam)

Pha thêm 350g nước, ta có x + 350 (gam)

Tỉ lệ phần trăm muối trong dung dịch mới bằng 0,05(x + 350)

Vì lượng muối không thay đổi nên ta có phương trình là:

0,12x = 0,05(x + 350)

0,12x = 0,05x + 17,5

0,07x = 17,5

x = 250 (thỏa mãn)

Vậy khối lượng dung dịch trong lọ lúc đầu là 250g.

Bài 8 trang 40 SGK Toán 8 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Để khuyến khích tiết kiêm điện, giá bán lẻ điện sinh hoạt năm 2022 được tính theo lũy tiến, nghĩa là sử dụng càng nhiều thì giá mỗi kWh càng tăng theo các mức như sau:

Mức 1: Tính cho 50 kWh đầu tiên

Mức 2: Tính cho số kWh từ 51 đến 100 kWh, mỗi kWh ở mức 2 cao hơn 56 đồng so với mức 1.

Mức 3: Tính cho số kWh từ 101 đến 200 kWh, mỗi kWh ở mức 3 cao hơn 280 đồng so với ở mức 2.

Mức 4: Tính cho số kWh từ 202 đến 300kWh, mỗi kWh ở mức 4 cao hơn 522 đồng so với mức 3.

Ngoài ra, người sử dụng điện còn phải trả thêm \(10\% \) thuê giá trị gia tăng.

Tháng vừa rồi nhà bạn Minh đã sử dụng hết 185 kWh và phải trả 375 969 đồng. Hỏi mỗi kWh ở mức 3 giá bao nhiêu tiền?

Phương pháp:

- Gọi số tiền nhà bạn Minh phải trả cho 1Wh ở mức 50kWh đầu tiên là ẩn

- Viết biểu thức biểu thị số tiền nhà bạn Minh phải trả ở các mức tiếp theo

- Viết phương trình từ những biểu thức trên

- Giải phương trình

Lời giải:

Gọi x (đồng) là giá mỗi số điện ở mức thứ nhất (x > 0).

Khi đó, ta có:

Giá mỗi số điện ở mức 2 là: x + 56 (đồng)

Giá mỗi số điện ở mức 3 là: x + 56 + 280 = x + 336 (đồng)

Giá mỗi số điện ở mức 4 là : x + 336 + 522 = x + 858 (đồng)

Nhà Minh dùng hết 185 số điện = 50 + 50 + 85.

Như vậy nhà Minh phải đóng cho 50 số điện ở mức 1, 50 số điện ở mức 2 và 85 số điện ở mức 3.

Giá tiền 50 số điện mức đầu tiên là: 50x (đồng)

Giá tiền 50 số điện mức thứ hai là: 50(x + 56) (đồng)

Giá tiền 85 số điện còn lại mức thứ ba là: 85(x + 336) (đồng).

Khi đó, số tiền điện (chưa tính VAT) của nhà Cường bằng:

50x + 50(x + 56) + 85(x + 336)

= 50x + 50x + 2 800 + 85x + 28 560

= 185x + 31 360

Thuế VAT nhà Cường phải trả là: 0,1(185x + 31 360)

Tổng số tiền điện nhà Cường phải đóng (tiền gốc + thuế) bằng:

1,1(185x + 31 360)

Thực tế nhà Cường hết 95 700 đồng nên ta có phương trình:

1,1(185x + 31 360) = 375 969

 203,5x + 34 496 = 375 969

 203,5x = 341 473

 x = 1678 (đồng) (thỏa mãn điều kiện).

Vậy mỗi số điện ở mức giá thứ 3 là 1678 + 336 = 2014 (đồng).

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan