Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 7, 8 SGK Toán 6 tập 1 Cánh Diều

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải SGK Toán lớp 6 trang 7, 8 tập 1 Cánh Diều - Bài 1. Tập hợp. Bài 3. Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó. Bài 4. Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.

Bài 1 trang 7 SGK Toán 6 tập 1 - Cánh Diều

Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:

a) A là tập hợp tên các hình trong Hình 3:

b) B là tập hợp các chữ cái xuất hiện trong từ “NHA TRANG”;

c) C là tập hợp tên các tháng của Quý II (biết một năm có 4 quý);

d) D là tập hợp tên các nốt nhạc có trong khuông nhạc ở Hình 4.

Phương pháp:

- Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

Lời giải:

a) Quan sát Hình 3, ta thấy các hình (ta đã được học ở Tiểu học) theo thứ tự từ trái qua phải là: hình chữ nhật; hình vuông; hình bình hành; hình tam giác; hình thang.

Do đó ta viết tập hợp A là:

A = {hình chữ nhật; hình vuông; hình bình hành; hình tam giác; hình thang}.

b) Ta thấy các chữ cái xuất hiện trong từ "NHA TRANG" là: N; H; A; T; R; A; N; G, trong đó các chữ cái N; A xuất hiện hai lần. Mà ta đã biết, trong tập hợp mỗi phần tử được liệt kê một lần (nội dung kiến thức Trang 5/SGK).

Do đó ta viết tập hợp B là:

B = {N; H; A; T; R; G}.

c) Ta đã biết một năm gồm bốn quý, mỗi quý gồm ba tháng liên tiếp nhau (tính từ tháng đầu tiên của năm) như sau:

Quý I: tháng 1; tháng 2; tháng 3

Quý II: tháng 4; tháng 5; tháng 6

Quý III: tháng 7; tháng 8; tháng 9

Quý IV: tháng 10; tháng 11; tháng 12

Do đó, ta viết tập hợp C gồm tên các tháng của Quý II là:

C = {tháng 4; tháng 5; tháng 6}.

d) Quan sát Hình 4, ta thấy tên các nốt nhạc theo thứ tự từ trái qua phải lần lượt là: Đồ; Rê; Mi; Pha; Son; La; Si.

Do đó ta viết tập hợp D như sau:

D = {Đồ; Rê; Mi; Pha; Son; La; Si}.

Bài 2 trang 8 SGK Toán 6 tập 1 - Cánh Diều

Cho tập hợp A = {11;13;17;19}. Chọn kí hiệu “\( \in \)”, \( \notin \)” thích hợp cho dấu ?:

Phương pháp:

- Kiểm tra từng số có xuất hiện trong tập hợp A không.

 + Nếu xuất hiện ta điền dấu \( \in \)

 + Nếu không xuất hiện ta điền dấu \( \notin \).

Lời giải:

a) Ta thấy: số 11 có trong tập hợp A nên 11 \( \in \) A.         

b) Ta thấy: số 12 không có trong tập hợp A nên 12 \( \notin \) A.      

c) Ta thấy: số 14 không có trong tập hợp A nên 14 \( \notin \) A.

d) Ta thấy: số 19 có trong tập hợp A nên 19 \( \in \) A.

Bài 3 trang 8 SGK Toán 6 tập 1 - Cánh Diều

Viết mỗi tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó:

a) A = {x| x là số tự nhiên chẵn, x<14};

b) B = {x| x là số tự nhiên chẵn, 40<x<50};

c) C = {x| x là số tự nhiên lẻ, x<15};

d) D = {x| x là số tự nhiên lẻ, 9<x<20}

Phương pháp:

- Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn {}, cách nhau bởi dấu “;”.

- Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

Lời giải:

a) A = {x | x là số tự nhiên chẵn, x < 14}

Ta thấy tập hợp A gồm các số tự nhiên chẵn nhỏ hơn 14 nên các phần tử thuộc tập hợp A là: 0; 2; 4; 6; 8; 10; 12.

Vậy ta viết tập hợp A là:

A = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12}.

b) B = {x | x là số tự nhiên chẵn, 40 < x < 50}

Ta thấy tập hợp B gồm các số tự nhiên chẵn lớn hơn 40 và nhỏ hơn 50 nên các phần tử thuộc tập hợp B là: 42; 44; 46; 48.

Vậy ta viết tập hợp B là:

B = {42; 44; 46; 48}.

c) C = {x | x là số tự nhiên lẻ, x < 15};

Ta thấy tập hợp C là các số tự nhiên lẻ nhỏ hơn 15 nên các phần tử thuộc tập hợp C là 1; 3; 5; 7; 9; 11; 13.

Do đó ta viết tập hợp C là:

C = {1; 3; 5; 7; 9; 11; 13}.

d) D = {x | x là số tự nhiên lẻ, 9 < x < 20}.

Ta thấy tập hợp D là các số tự nhiên lẻ lớn hơn 9 và nhỏ hơn 20 nên các phân tử thuộc tập hợp D là: 11; 13; 15; 17; 19.

Do đó ta viết tập hợp D là:

D = {11; 13; 15; 17; 19}.

Bài 4 trang 8 SGK Toán 6 tập 1 - Cánh Diều

Viết mỗi tập hợp sau bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó:

a) A = {0; 3; 6; 9; 12; 15}

b) B = {5; 10; 15; 20; 25;30}

c) C = {10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90}

d) D = {1; 5; 9; 13; 17}.

Phương pháp: 

- Quan sát rồi nhận xét về tính chất chung của các phần của các tập hợp.

- Viết bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

Lời giải:

a) A = {x| x là số tự nhiên chia hết cho 3, x < 16}

b) B = {x| x là số tự nhiên chia hết cho 5, 0 < x < 35}

c) C = {x| x là số tự nhiên chia hết cho 10, 0 < x < 100}

d) D = {x| x là số tự nhiên chia 4 dư 1, x < 18}.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan