Bài 1 trang 104 SGK Toán 6 tập 1 - Cánh Diều
Xem Hình 28 và cho biết hình nào trong số các hình đó là hình bình hành
Phương pháp:
Hình bình hành là hình có các cặp cạnh đối song song.
Lời giải:
Quan sát Hình 28, ta thấy
+) AB = CD; AD = BC (đếm số ô vuông); AB và CD song song với nhau; AD và BC song song với nhau nên ABCD là hình bình hành.
+) EI = GH; EG = IH (đếm số ô vuông); EI song song với GH; EG song song IH nên IEGH là hình bình hành.
+) Hai hình còn lại không phải hình bình hành vì không có các cạnh đối bằng nhau.
Vậy trong Hình 28, có hai hình bình hành là ABCD và IEGH.
Bài 2 trang 104 SGK Toán 6 tập 1 - Cánh Diều
Một mảnh đất có dạng hình bình hành ABCD với AB = 47 m. Người ta mở rộng mảnh đất này thành hình bình hành AEGD có diện tích lớn hơn diện tích mảnh đất ban đầu là 189 \({m^2}\) và BE = 7m ( Hình 29). Tính diện tích mảnh đất ban đầu.
Phương pháp:
- Tìm chiều cao của hình bình hành CBEG: \(h = \frac{S}{a}\) với a là độ dài cạnh BE, S là diện tích.
- Chiều cao của hình bình hành CBEG bằng chiều cao của hình bình hành ABCD.
Lời giải:
Chiều cao ứng với đáy BE của hình bình hành CBEG là: 189 : 7 = 27 m.
Chiều cao ứng với đáy AB của hình bình hành ABCD cũng là: 27 m.
Diện tích mảnh đất ABCD ban đầu là: 47 x 27 = 1269 (\({m^2}\))
Bài 3 trang 104 SGK Toán 6 tập 1 - Cánh Diều
Sử dụng các mảnh bìa như Hình 21 trang 101 để ghép thành một hình bình hành.
Phương pháp:
Cắt các bìa rồi ghép lại với nhau.
Lời giải:
Ta đặt tên các mảnh như sau:
Ta ghép thành hình bình hành:
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục