Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải bài 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8 trang 61 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1

Bình chọn:
3.5 trên 44 phiếu

Giải sách giáo khoa Toán lớp 6 trang 61 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1: bài 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6, 3.7, 3.8. Bài 3.1: Mỗi nhiệt kế dưới đây chỉ bao nhiêu độ C?

Bài 3.1 trang 61 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Mỗi nhiệt kế dưới đây chỉ bao nhiêu độ C?

Phương pháp:

Quan sát các nhiệt để trả lời

Lời giải:

Nhiệt độ mỗi nhiệt kế chỉ lần lượt là: -7oC; 31oC ; 0oC; -22o

Bài 3.2 trang 61 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Hãy sử dụng số nguyên âm để diễn tả lại ý nghĩa của các câu sau đây:

a) Độ sâu trung bình của vịnh Thái Lan khoảng 45 m và độ sâu lớn nhất là 80 m dưới mực nước biển

b) Mùa đông ở Siberia (Nga) dài và khắc nghiệt, với nhiệt độ trung bình tháng 1 là 25°C dưới 0o C

c) Năm 2012, núi lửa Havre (Bắc New Zealand) phun ra một tro từ độ sâu 700 m dưới mực nước biển.

Phương pháp:

- Độ sâu dưới mực nước biển tức là là độ cao là số nguyên âm

- Nhiệt độ dưới 0oC kí hiệu bằng số nguyên âm

Lời giải:

a) Độ cao trung bình của vịnh Thái Lan khoảng - 45m và độ cao thấp nhất là - 80m. 

b) Mùa đông ở Siberia (Nga) dài và khắc nghiệt với nhiệt độ trung bình tháng 1 là -25oC.

c) Năm 2012, núi lửa Harve (Bắc New Zealand) phun ra cột tro từ độ cao -700m.

Bài 3.3 trang 61 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Em hiểu ý nghĩa của mỗi câu sau như thế nào (diễn tả bằng một câu không sử dụng số km):

a) Khi máy bay ở độ cao 10 000 m, nhiệt độ bên ngoài có thể xuống đến -50°C;

b) Cá voi xanh có thể lặn được -2 500 m.

Phương pháp:

- Độ sâu dưới mức nước biển kí hiệu bằng số nguyên âm

- Nhiệt độ dưới 0oC kí hiệu bằng số âm

Lời giải:

a) Khi máy bay ở độ cao 10 000 m, nhiệt độ bên ngoài có thể xuống đến   dưới 0oC

b) Cá voi xanh có thể lặn được độ sâu 2 500m dưới mực nước biển.

Bài 3.4 trang 61 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Hãy biểu diễn các số sau đây trên cùng một trục số: 3, -3, -5; 6; -4; 4.

Phương pháp:

Với a > 0

+Các số nguyên âm -a nằm về phía bên trái gốc O, cách gốc O a đơn vị .

+Các số nguyên dương a nằm về phía bên phải gốc O, cách gốc O a đơn vị.

Lời giải:

Biểu diễn các số sau đây trên cùng một trục số: 3; - 3; - 5; 6; - 4; 4.

+) Các số nguyên dương nằm bên phải số 0 là: 3; 4; 6

+) Các số nguyên âm nằm bên trái số 0 là: -3; -4; -5 

Bài 3.5 trang 61 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Các điểm A, B, C, D và E trong hình dưới đây biểu diễn những số nào?

Phương pháp:

Các số -a cách O a đơn vị nằm về phía bên trái O.

Các số a cách O a đơn vị nằm về phía bên phải O.

Lời giải:

Trên hình vẽ: Điểm D biểu diễn số 0; điểm E biểu diễn số -1

Xuất phát từ điểm D, di chuyển sang trái 5 đơn vị ta được điểm B nên điểm B biểu diễn số -5.

Xuất phát từ điểm D, di chuyển sang phải 5 đơn vị ta được điểm C nên điểm C biểu diễn số 5.

Xuất phát từ điểm D, di chuyển sang phải 9 đơn vị ta được điểm A nên điểm A biểu diễn số 9.

Vậy các điểm A, B, C, D, E lần lượt biểu diễn các số: 9; -5; 5; 0; -1

Bài 3.6 trang 61 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Hãy sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần

-3; +4; 7; -7; 0; -1; +15; -8; 25.

Phương pháp:

Cho hai số nguyên a và b. Trên trục số, nếu điểm a nằm bên trái điểm b thì số a nhỏ hơn số b.

Lời giải:

Vì 8 > 7 > 3 > 1 > 0 nên -8 < -7 < -3 < -1 < 0 

Ta có: 0 < 4 < 7 < 15 < 25

Do đó: -8 < -7 < -3 < -1 < 0 < 4 < 7 < 15 < 25

Các số được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:  -8; -7; -3; -1; 0; +4; 7; +15; 25.

Bài 3.7 trang 61 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

So sánh hai số:

a) -39 và - 54;

b) -3 179 và -3 279.

Phương pháp:

Cho hai số nguyên a và b. Trên trục số, nếu điểm a nằm bên trái điểm b thì số a nhỏ hơn số b. Kí hiệu là a < b

Nếu a > b thì -a < -b

Lời giải:

a) Vì 39 < 54 nên -39 > -54

b) Vì 3 179 < 3 279 nên - 3 179 > - 3 279.

Bài 3.8 trang 61 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:

a) \(A = {\rm{\{ x}} \in \mathbb{Z}\,{\rm{|}}\,{\rm{ - 2}} \le {\rm{x}}\,{\rm{ < }}\,{\rm{4\} ;}}\)

b) \(B = {\rm{\{ x}} \in \mathbb{Z}\,{\rm{|}}\,{\rm{ - 2}}\,{\rm{ < }}\,{\rm{x}}\, \le {\rm{4\} }}\).

Phương pháp:

a) Liệt kê các số nguyên lớn hơn hoặc bằng -2 và nhỏ hơn 4.

b) Liệt kê các số nguyên lớn hơn -2 và nhỏ hơn hoặc bằng 4.

Lời giải:

a) A = {-2; -1; 0; 1; 2; 3}

b) B = {-1; 0; 1; 2; 3; 4}

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan