Bài 8.10 trang 54 SGK Toán 6 tập 2 - Kết nối tri thức
Câu hỏi:
Dùng compa vẽ đường tròn tâm O có bán kính 2 cm.Gọi M và N là hai điểm tùy ý trên đường tròn đó. Hai đoạn thẳng OM và ON có bằng nhau không?
Phương pháp:
Sử dụng compa:
+ Vẽ một điểm O trên vở.
+ Mở cung của compa sao cho cung đó độ dài bằng 2 cm.
+ Đặt đầu nhọn của compa tại tâm O.
Lời giải:
Ta thấy OM = ON = bán kính đường tròn tâm O = 2cm.
Bài 8.11 trang 54 SGK Toán 6 tập 2 - Kết nối tri thức
Câu hỏi:
Việt dùng thước đo độ dài đoạn thẳng AB. Vì thước bị gãy mất một mẩu nên Việt chỉ có thể đặt thước để điểm A trùng với vạch 3 cm. Khi đó điểm B trùng với vạch 12 cm. Em hãy giúp Việt tính độ dài đoạn thẳng AB.
Phương pháp:
Lấy 12 cm trừ đi 3 cm.
Lời giải:
Độ dài đoạn thẳng AB là: 12 – 3 = 9 (cm)
Vậy độ dài đoạn thẳng AB là 9 cm.
Bài 8.12 trang 54 SGK Toán 6 tập 2 - Kết nối tri thức
Câu hỏi:
Bạn Nam dùng bước chân để đo chiều dài lớp học. Nam bước từ mép tường đầu lớp đến mép tường cuối lớp thì được đúng 18 bước chân. Nếu mỗi bước chân của Nam dài khoảng 0,6 m thì lớp học dài khoảng bao nhiêu?
Phương pháp:
Chiều dài của 18 bước chân = chiều dài lớp học
Lời giải:
Lớp học đó dài : 0,6.18 = 10,8 (m).
Bài 8.13 trang 54 SGK Toán 6 tập 2 - Kết nối tri thức
Câu hỏi:
Hãy đo độ dài ( đơn vị milimet) rồi sắp xếp các đoạn thẳng trong hình 8.34 theo thứ tự tăng dần của độ dài.
Phương pháp:
Sử dụng thước đo rồi so sánh.
Lời giải:
AB=42 mm
CD=10 mm
EF=21 mm
GH=32 mm
IK=53 mm
Vì 10 < 21 < 32 < 42 < 53 nên CD < EF < GH < AB < IK.
Sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ dài đoạn thẳng là:
CD; EF; GH; AB; IK.
Bài 8.14 trang 54 SGK Toán 6 tập 2 - Kết nối tri thức
Câu hỏi:
Một cái cây đang mọc thẳng thì bị bão làm gãy phần ngọn. Người ta đo được phần ngọn bị gãy dài 1,75 m và phần thân còn lại dài 3 m. Hỏi trước khi bị gãy, cây cao bao nhiêu mét ?
Phương pháp:
Chiều cao của cây bằng tổng độ dài phần ngọn và phần thân.
Lời giải:
Trước khi bị gãy, cây cao số mét là : 1,75 + 3=4,75 (m)
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục