Xem thêm: Bài 13: Cuộc sống đô thị
Câu 1 trang 27 VBT Tiếng Việt 3 tập 2 - Cánh Diều
Câu hỏi:
Nối mỗi ý ở bên A với đoạn văn phù hợp ở bên B:
Phương pháp:
Em đọc bài đọc để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Câu 2 trang 28 VBT Tiếng Việt 3 tập 2 - Cánh Diều
Câu hỏi:
a) Vì sao Quang cảm thấy ân hận? Đánh dấu √ vào ô trước ý đúng.
- Vì thấy Long mải đuổi theo trái bóng mà suýt gặp tai nạn.
- Vì thấy mình có lỗi khi đã khiến một cụ già bị thương.
- Vì bị một bác đứng tuổi mắng và bắt xin lỗi cụ già bị thương.
b. Gạch dưới những chi tiết thể hiện sự ân hận của Quang:
Một chiếc xích lô xịch tới. Bác đứng tuổi dìu ông cụ lên xe. Quang sợ tái cả người. Cậu bống thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế. Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo: “Ông ơi…! Cụ ơi….! Cháu xin lỗi cụ.”.
Phương pháp:
Em đọc đoạn 3 của bài đọc.
Trả lời:
a) - Vì thấy mình có lỗi khi đã khiến một cụ già bị thương.
b)
Một chiếc xích lô xịch tới. Bác đứng tuổi dìu ông cụ lên xe. Quang sợ tái cả người. Cậu bống thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế. Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo: “Ông ơi…! Cụ ơi….! Cháu xin lỗi cụ.”.
Câu 3 trang 28 VBT Tiếng Việt 3 tập 2 - Cánh Diều
Câu hỏi:
Em có đồng tình với hành động chơi bóng trên đường phố không? Vì sao? Viết tiếp:
Em (có, không) …….. đồng tình với hành động chơi bóng trên đường phố. Vì ………………
Phương pháp:
Em tự liên hệ bản thân và nói lên suy nghĩ của mình.
Trả lời:
Em (có, không)…….. đồng tình với hành động chơi bóng trên đường phố. Vì hành động đó vừa gây nguy hiểm cho bản thân, vừa gây nguy hiểm cho người khác.
Câu 4 trang 28 VBT Tiếng Việt 3 tập 2 - Cánh Diều
Câu hỏi:
Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích:
a) Không được chơi bóng trên đường phố.
b) Cần tuân thủ các quy tắc về an toàn giao thông.
c) Cần tuân thủ quy định chung ở nơi công cộng.
d) Ý kiến khác của em (nếu có):
Phương pháp:
Em suy nghĩ và trả lời.
Trả lời:
Đáp án: a) Không được chơi bóng trên đường phố.
Luyện tập
Câu 1 trang 29 VBT Tiếng Việt 3 tập 2 - Cánh Diều
Câu hỏi:
a. Gạch chân dưới những từ ngữ hoặc câu văn được đánh dấu bằng dấu ngoặc kép:
(1) Cái đầu húi cua của cậu bé chúi về phía trước. Bỗng một tiếng “kít… ít” làm cậu sững lại. Chỉ chút nữa là cậu tông phải xe gắn máy. Sợ quá, cả bọn chạy tán loạn.
(2) Quang sợ tái cả người. Cậu bỗng thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế. Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo: “Ông ơi…! Cụ ơi…! Cháu xin lỗi cụ.”.
b. Dấu ngoặc kép trong mỗi trường hợp dưới đây được dùng để làm gì? Nối đúng:
Phương pháp:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Trả lời:
a) (1) Cái đầu húi cua của cậu bé chúi về phía trước. Bỗng một tiếng “kít… ít” làm cậu sững lại. Chỉ chút nữa là cậu tông phải xe gắn máy. Sợ quá, cả bọn chạy tán loạn.
(2) Quang sợ tái cả người. Cậu bỗng thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế. Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo: “Ông ơi…! Cụ ơi…! Cháu xin lỗi cụ.”.
b) Nối 1 – b, 2 – a.
Câu 2 trang 29 VBT Tiếng Việt 3 tập 2 - Cánh Diều
Câu hỏi:
Điền dấu ngoặc kép vào những vị trí phù hợp trong truyện vui dưới đây:
ĐẶT CÂU
Hùng:
- Bài đọc trên có từ mếu máo. Bạn hãy đặt một câu với từ đó!
Hiếu:
- Câu của mình là: Bạn Quang chạy xe xích lô, vừa khóc, vừa nói.
Hùng:
- Nhưng câu đó chưa có từ cần đặt.
Hiếu:
- Có mà: Vừa khóc vừa nói có nghĩa là mếu máo rồi!
HÀ THU
Phương pháp:
Em dựa vào công dụng của dấu ngoặc kép để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Hùng:
- Bài đọc trên có từ mếu máo. Bạn hãy đặt một câu với từ đó!
Hiếu:
- Câu của mình là: “Bạn Quang chạy theo xích lô, vừa khóc vừa nói.”.
Hùng:
- Nhưng câu đó chưa có từ cần đặt.
Hiếu:
- Có mà: “Vừa khóc vừa nói” có nghĩa là mếu máo rồi!
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục