Bài 1 (Trang 20, SGK Toán 5 Cánh Diều tập 2)
Tính diện tích của mỗi hình tròn sau:
Lời giải:
Diện tích của hình tròn tâm O là:
3 x 3 x 3,14 = 28,26 (cm2)
Diện tích của hình tròn tâm A là:
7 x 7 x 3,14 = 153,86 (dm2)
Diện tích của hình tròn tâm D là:
\(\frac{0.8}{{2}}\) x \(\frac{0.8}{{2}}\) x 3,14 = 0,5024 (m2)
Bài 2 (Trang 20, SGK Toán 5 Cánh Diều tập 2)
Số:
Lời giải:
Bài 3 (Trang 21, SGK Toán 5 Cánh Diều tập 2)
Tính diện tích phần đã tô màu trong mỗi hình sau
Lời giải:
* Hình 1:
Diện tích hình tròn lớn là:
7 x 7 x 3,14 = 153,86 (dm2)
Diện tích hình tròn bé là:
4 x 4 x 3,14 = 50,24 (dm2)
Diện tích phần đã tô màu trong hình 1 là:
153,86 – 50,24 = 103,62 (dm2)
* Hình 2:
Diện tích hình vuông là:
40 x 40 = 1600 (cm2)
Diện tích 2 nửa hình tròn chính là diện tích hình tròn đường kính 40 cm.
Diện tích hình tròn là:
\(\frac{40}{{2}}\) x \(\frac{40}{{2}}\) x 3,14 = 1256 (cm2)
Diện tích phần đã tô màu trong hình 2 là:
1600 – 1256 = 344 (cm2)
* Hình 3:
Diện tích hình tròn lớn là:
5 x 5 x 3,14 = 78,5 (cm2)
Hình thoi tạo bởi hai hình tam giác.
Độ dài đáy mỗi hình tam giác là đường kính của hình tròn có độ dài là:
5 x 2 = 10 (cm)
Diện tích hình thoi là tổng diện tích hai hình tam giác:
2 x \(\frac{5 x 10}{{2}}\) = 50 (cm2)
Diện tích phần đã tô màu trong hình 3 là:
78,5 – 50 = 28,5 (cm2)
Bài 4 (Trang 21, SGK Toán 5 Cánh Diều tập 2)
Ba hình vuông dưới đây có cùng kích thước. Theo em, diện tích phần được tô màu ở các hình có bằng nhau không? Tại sao?
Lời giải:
Vì 4 nửa hình tròn của Hình 6 bằng 2 nửa hình tròn của Hình 5 bằng hình tròn Hình 4.
Nên diện tích phần được tô màu ở các hình bằng nhau và bằng diện tích hình vuông – diện tích hình tròn.
Bài 5 (Trang 21, SGK Toán 5 Cánh Diều tập 2)
Em có biết?
Đình Yên Thái (phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là nơi thờ Nguyên phi Ỷ Lan. Trong đình hiện còn giếng cổ khơi mạch từ năm 1063, đến nay nước vẫn còn trong mát.
Miệng giếng là một hình tròn có đường kính 66 cm. Người ta xây thành giếng rộng 22 cm bao quanh miệng giếng. Em hãy tính diện tích của thành giếng.
Lời giải:
Bán kính của miệng giếng và thành giếng là:
66 + 22 = 88 (cm)
Diện tích của cả miệng giếng và thành giếng là:
88 x 88 x 3,14 = 24316,16 (cm2)
Diện tích của miệng giếng nhỏ là:
66 x 66 x 3,14 = 13677,84 (cm2)
Diện tích của thành giếng là:
24316,16 – 13677,84 = 10638,32 (cm2)
Đáp số: 10638,32 cm2.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục