Bài 1 (Trang 88, SGK Toán 5 Cánh Diều tập 1)
a) Tính rồi so sánh giá trị của a + b và b + a; a x b và b x a:
b) Đọc các nhận xét sau:
Phép cộng các số thập phân có tính chất giao hoán: a + b = b + a
Phép nhân các số thập phân có tính chất giao hoán: a x b = b x a
c) Không cần tính, hãy nêu kết quả ở ô ?
Phương pháp:
a)
- Tính chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức.
- So sánh các giá trị vừa tính được.
b) Đọc các nhận xét
c) Dựa vào nhận xét ở ý b để viết kết quả thích hợp vào ô trống.
Lời giải:
a)
Nhận xét:
a + b = b + a
a × b = b × a
b) HS đọc
c)
4,15 + 3,23 = 7,38
3,23 + 4,15 = 7,38
0,04 × 16 = 0,64
16 × 0,04 = 0,64
Bài 2 (Trang 88, SGK Toán 5 Cánh Diều tập 1)
a) Tính
b) Thực hiện các yêu cầu sau:
– So sánh giá trị của (a + b) + c và a + (b + c) ở câu a rồi nêu nhận xét.
– So sánh giá trị của (a + b) × c và a × (b × c) ở câu a rồi nêu nhận xét.
c) Đọc các nhận xét sau:
• Phép cộng các số thập phân có tính chất kết hợp:
(a + b) + c = a + (b + c)
• Phép nhân các số thập phân có tính chất kết hợp:
(a - b) × c = a × (b × c)
d) Tính bằng cách thuận tiện:
Phương pháp:
a) Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của biểu thức.
b) Dựa vào kết quả ở câu a để so sánh và rút ra nhận xét.
c) Đọc các nhận xét.
d) Áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng và phép nhân để tính.
Lời giải:
a)
b)
(a + b) + c = a + (b + c)
Nhận xét: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
(a × b) × c = a × (b × c)
Nhận xét: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
c) HS đọc
d) Tính bằng cách thuận tiện:
27,4 + 7,38 + 2,6 = (27,4 + 2,6) + 7,38 = 30 + 7,38 = 37,38 |
2,5 × 9,6 × 4 = (2,5 × 4) × 9,6 = 10 × 9,6 = 96 |
6,71 + 9,7 + 3,29 + 2,3 = (6,71 + 3,29) + (9,7 + 2,3) = 10 + 12 = 22 |
2 × 3,8 × 0,5 = (2 × 0,5) × 3,8 = 1 × 3,8 = 3,8 |
Bài 3 (Trang 89, SGK Toán 5 Cánh Diều tập 1)
Tính nhẩm:
Phương pháp:
- Khi cộng một số bất kỳ với số 0 cũng bằng chính nó.
- Khi nhân một số bất kỳ với 1 cũng bằng chính nó.
- Khi nhân một số bất kỳ với 0 đều bằng 0.
Lời giải:
9,56 + 0 = 9,56
0 + 7,03 = 7,03
0,42 × 1 = 0,42
1 × 6,5 = 6,5
0,56 × 0 = 0
0 × 8,4 = 0
Bài 4 (Trang 89, SGK Toán 5 Cánh Diều tập 1)
a) Tính rồi so sánh giá trị của a × c + b × c và (a + b) × c:
b) Đọc nhận xét sau:
(a + b) × c = a × c + b × c
Phương pháp:
a) Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của biểu thức
So sánh giá trị hai biểu thức ở đề bài
b) Học sinh đọc nhận xét
Lời giải:
a)
Nhận xét: (a + b) × c = a × c + b × c
b) HS đọc.
Bài 5 (Trang 89, SGK Toán 5 Cánh Diều tập 1)
a) Đặt tính rồi tính:
35 + 25,16
57,84 - 9,78
1,6 × 0,23
76,5 : 1,8
b) Tính giá trị của mỗi biểu thức sau:
Phương pháp:
a) Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học
b) Với biểu thức có chứa dấu ngoặc, ta thực hiện phép tính ở trong ngoặc trước.
Lời giải:
a)
b)
(138,4 - 83,2) : 24 + 19,22
= 55,2 : 24 + 19,22
= 2,3 + 19,22
= 21,52
6,54 + (75,4 - 29,48) : 4
= 6,54 + 45,92 : 4
= 6,54 + 11,48
= 18,02
Bài 6 (Trang 89, SGK Toán 5 Cánh Diều tập 1)
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, băng tan chảy làm mực nước biển toàn cầu tăng 0,4 cm mỗi năm.
(Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn).
Nếu cứ tăng như vậy, theo em sau bao nhiêu năm thì mực nước biển toàn cầu tăng lên thêm 1 m?
Phương pháp:
- Đổi 1m = 100 cm
- Số năm để mực nước biển tăng thêm 1 m = 100 : chiều cao mực nước biển tăng mỗi năm.
Lời giải:
Đổi 1 m = 100 cm
Thời gian để mực nước biển toàn cầu tăng lên thêm 1 m là:
100 : 0,4 = 250 (năm)
Đáp số: 250 năm
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục