Xem thêm: Bài tập cuối chương 2
A. Trắc Nghiệm
Bài 1 trang 54 SGK Toán 8 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
Hình chóp tam giác đều có:
A. ba cạnh bên bằng nhau
B. các cạnh bên bằng nhau và đáy là hình tam giác có ba góc bằng nhau
C. tất cả các cạnh bên bằng nhau và đáy là tam giác đều
D. tất cả các cạnh đều bằng nhau
Phương pháp:
Sử dụng kiến thức về hình chóp tam giác đều:
Hình chóp tam giác đều có các cạnh bên bằng nhau và đáy là tam giác đều
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Hình chóp tam giác đều có
• ba cạnh bên bằng nhau;
• đáy là tam giác đều nên ba góc bằng nhau và ba cạnh đáy bằng nhau.
Do đó cạnh bên và cạnh đáy của hình chóp tam giác đều có thể không bằng nhau hoặc bằng nhau, nên phương án D là sai.
Bài 2 trang 54 SGK Toán 8 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
Hình chóp tứ giác đều có:
A. các mặt bên là tam giác đều
B. tất cả các cạnh bằng nhau
C. các cạnh bên bằng nhau và đáy là hình vuông
D. các mặt bên là tam giác vuông
Phương pháp:
Sử dụng kiến thức về hình chóp tứ giác đều: Hình chóp tứ giác đều có các cạnh bên bằng nhau và đáy là hình vuông
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Hình chóp tứ giác đều có:
• bốn cạnh bên bằng nhau;
• đáy là hình vuông;
• các mặt bên là các tam giác cân.
Vậy ta chọn phương án C.
Bài 3 trang 54 SGK Toán 8 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
Chiều cao của hình chóp tam giác đều là:
A. độ dài đoạn thẳng nối từ đỉnh của hình chóp tới trung điểm của một cạnh đáy
B. chiều cao của mặt đáy
C. độ dài đường trung tuyến của một mặt bên của hình chóp
D. độ dài đoạn thẳng nối từ đỉnh tới trọng tâm của tam giác đáy.
Phương pháp:
Sử dụng kiến thức về hình chóp tam giác đều:
Chiều cao của hình chóp tam giác đều là độ dài đoạn thẳng nối từ đỉnh tới trọng tâm của tam giác đáy.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Chiều cao của hình chóp tam giác đều là độ dài đoạn thẳng nối từ đỉnh tới trọng tâm của tam giác đáy.
Bài 4 trang 54 SGK Toán 8 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Hình chóp tam giác đều có diện tích đáy là \(30\) \(c{m^2}\), mỗi mặt bên có diện tích \(42\) \(c{m^2}\), có diện tích toàn phần là:
A. \(126c{m^2}\) B. \(132c{m^2}\) C. \(90c{m^2}\)
Phương pháp:
Sử dụng công thức tính diện tích toàn phần của hình chóp tam giác đều:
\({S_{tp}} = {S_{xq}} + S\)đáy
Lời giải:
Bài 5 trang 54 SGK Toán 8 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Hình chóp tứ giác đều có diện tích đáy là \(30{m^2}\), chiều cao \(100\)dm, có thể tích là:
A. \(100{m^3}\) B. \(300{m^3}\) C. \(1000{m^3}\) D. \(300d{m^3}\)
Phương pháp:
Đổi chiều cao về đơn vị cm
Sử dụng công thức tính thể tích của hình chóp tứ giác đều
Lời giải:
B. Tự Luận
Bài 6 trang 55 SGK Toán 8 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Trong các tấm bìa ở Hình 1, tấm bìa nào gấp được hình chóp tam giác đều, tấm bìa nào gấp được hình chóp tứ giác đều?
Phương pháp:
Sử dụng kiến thức về hình chóp tam giác đều và tứ giác đều
Lời giải:
Trong các tấm bìa ở Hình 1, tấm bìa Hình 1a gấp được hình chóp tam giác đều, tấm bìa Hình 1c gấp được hình chóp tứ giác đều.
Tấm bìa Hình 1b có một mặt hình vuông, mặt này sẽ là mặt đáy của hình chóp tứ giác đều, tuy nhiên ta thấy chỉ có ba mặt hình tam giác cân, do đó thiếu một mặt bên nên tấm bìa này không gấp được hình chóp tứ giác đều.
Quan sát hình chóp tam giác đều ở Hình 2 và cho biết:
a) Đỉnh, mặt đáy và các mặt bên của hình đó
b) Độ dài cạnh \(MA\) và cạnh \(BC\)
c) Đoạn thẳng nào là đường cao của hình đó.
Phương pháp:
Sử dụng kiến thức về hình chóp tam giác đều để tìm đỉnh, mặt đáy, cạnh bên, cạnh đáy, đường cao
Lời giải:
a) Hình chóp tam giác đều ở Hình 2 có:
• Đỉnh: M;
• Mặt đáy: ABC;
• Các mặt bên: MAB, MBC, MCA.
b) Hình chóp tam giác đều ở Hình 2 có:
• MA = MC = 17 cm;
• BC = AB = 13 cm.
c) Hình chóp tam giác đều ở Hình 2 có: đoạn thẳng MO là đường cao.
Bài 8 trang 55 SGK Toán 8 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Quan sát hình chóp tứ giác đều ở Hình 3 và cho biết:
a) Mặt đáy và các mặt bên của hình đó.
b) Độ dài cạnh \(IB\) và cạnh \(BC\)
c) Đoạn thẳng nào là đường cao của hình đó
Phương pháp:
Sử dụng kiến thức về hình chóp tam giác giác đều để xác định mặt đáy, mặt bên, cạnh bên, cạnh đáy, đường cao
Lời giải:
a) Hình chóp tứ giác đều ở Hình 3 có:
• Mặt đáy: ABCD;
• Các mặt bên: IAB, IBC, ICD, IDA.
b) Hình chóp tứ giác đều ở Hình 3 có:
• IB = IC = 18 cm;
• BC = AB = 14 cm.
c) Hình chóp tứ giác đều ở Hình 3 có: đoạn thẳng IH là đường cao.
Bài 9 trang 55 SGK Toán 8 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của:
a) Hình chóp tam giác đều có chiều cao là \(98,3\)cm; tam giác đáy có độ dài cạnh là \(40\)cm và chiều cao là \(34,6\)cm; chiều cao mặt bên xuất phát từ đỉnh của hình chóp tam giác đều là \(99\)cm.
b) Hình chóp tứ giác đều có độ dài cạnh đáy là \(120\)cm, chiều cao là \(68,4\)cm, chiều cao mặt bên xuất phát từ đỉnh của hình chóp tứ giác đều là \(91\)cm.
Phương pháp:
Sử dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình chóp tam giác đều, tứ giác đều
Lời giải:
a)
Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều là:
\(\frac{{99.40}}{2}.3 = 5940\) (\(c{m^2}\))
Diện tích đáy của hình chóp là:
\(\frac{{40.34,6}}{2} = 692\) (\(c{m^2}\))
Diện tích toàn phần của hình chóp là:
\(5940 + 692 = 6632\) (\(c{m^2}\))
Thể tích của hình chóp là:
\(\frac{1}{3}.692.98,3 \approx 22674,53\) (\(c{m^3}\))
b) Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều là:
\(\frac{{91.120}}{2}.4 = 21840\) (\(c{m^2}\))
Diện tích đáy của hình chóp là:
\(\frac{{68,4.120}}{2} = 4104\) (\(c{m^2}\))
Diện tích toàn phần của hình chóp là:
\(21840 + 4104 = 25944\) (\(c{m^2}\))
Độ dài chiều cao của hình chóp là:
\(\sqrt {{{91}^2} - {{\left( {\frac{{120}}{2}} \right)}^2}} = \sqrt {4681} \) (cm)
Thể tích của hình chóp là:
\(\frac{1}{3}.4104.\sqrt {4681} \approx 93595,6\) (\(c{m^3}\))
Bài 10 trang 56 SGK Toán 8 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Tính thể tích khối rubik có dạng hình chóp tam giác đều (hình 4). Biết khối rubik này có bốn mặt là các tam giác đều bằng nhau cạnh \(4,7\)cm và chiều cao \(4,1\)cm; chiều cao của khối rubik bằng \(3,9\)cm.
Phương pháp:
Sử dụng công thức tính thể tích hình chóp tam giác đều
Lời giải:
Bài 11 trang 56 SGK Toán 8 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Lớp bạn Na dự định gấp \(100\) hộp đựng quà dạng hình chóp tam giác đều có tất cả các mặt đều là hình tam giác đều cạnh \(5\)cm để đựng các món quà gửi tặng cho học sinh khó khăn dịp Tết Trung thu. Cho biết chiều cao của mỗi mặt là \(4,3\)cm. Tính diện tích giấy cần để làm hộp, biết rằng phải tốn \(20\% \) diện tích giấy cho các mép giấy và các phần bị bỏ đi.
Lời giải:
Diện tích toàn phần của 1 hộp là: \(\frac{{5.4,3}}{2}.4 = 43\) (\(c{m^2}\))
Diện tích toàn phần của 100 hộp là: \(43.100 = 4300\) (hộp)
Diện tích giấy cho các mép giấy và các phần giấy bỏ đi là: \(4300.20\% = 860\) (\(c{m^2}\))
Diện tích giấy cần để làm hộp là: \(4300 + 860 = 5160\) (\(c{m^2}\))
Bài 12 trang 56 SGK Toán 8 tập 1 - Chân trời sáng tạo
Một bể kính hình hộp chữ nhật chứa nước có hai cạnh đáy là \(50\)cm và \(40\)cm, khoảng cách từ mực nước tới miệng bể là \(15\)cm. Người ta dự định đặt vào bể một khối đá hình chóp tứ giác đều cạnh đáy là \(20\)cm, chiều cao \(15\)cm. Khi đó khoảng cách mực nước tới miệng bể là bao nhiêu? Biết rằng bề dày của đáy bể và thành bể không đáng kể, sau khi đặt khối đá vào, nước ngập khối đá và không tràn ra ngoài.
Phương pháp:
- Tính lượng nước cần đổ vào bể để bể chứa đầy nước
- Tính thể tích khối đá
- Tính lượng nước cần đổ vào bể (sau khi có khối đá) để bể chứa đầy nước
- Tính khoảng cách mực nước tới miệng bể
Lời giải:
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục