Xem thêm: Bài 58. Luyện tập chung
Bài 1 trang 49 Vở bài tập Toán lớp 3 tập 2 - Kết nối tri thức
Đặt tính rồi tính.
4 618 x 2 1 702 x 5
4 970 : 7 8 192 : 8
Lời giải:
Bài 2 trang 49 Vở bài tập Toán lớp 3 tập 2 - Kết nối tri thức
Trâu rừng cân nặng 909 kg. Voi cân nặng gấp 5 lần trâu rừng, voi cân nặng gấp 9 lần gấu trắng. Hỏi gấu trắng cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Phương pháp:
Bước 1: Tính cân nặng của voi = cân nặng của trâu rừng x 5.
Bước 2: Tính cân nặng của gấu trắng = cân nặng của voi : 9.
Lời giải:
Voi nặng số ki-lô-gam là:
909 × 5 = 4 545 (kg)
Gấu trắng nặng số ki-lô-gam là:
4 545 : 9 = 505 (kg)
Đáp số: 505 kg
Bài 3 trang 49 Vở bài tập Toán lớp 3 tập 2 - Kết nối tri thức
Số?
Phương pháp:
a) Muốn tìm thừa số ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
b) Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
Lời giải:
a) ……. x 3 = 3 156
3 156 : 3 = 1 052
Vậy số cần điền vào ô trống là 1 052.
b) …….. : 6 = 704
704 x 6 = 4 224
Vậy số cần điền vào ô trống là 4 224.
Bài 4 trang 49 Vở bài tập Toán lớp 3 tập 2 - Kết nối tri thức
Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) Hai con cà cuống A và B cùng bơi đến chỗ cụm rong (như hình vẽ). Cà cuống A bơi theo đường gấp khúc gồm 2 đoạn bằng nhau, cà cuống B bơi theo đường gấp khúc gồm 3 đoạn bằng nhau.
Cà cuống có quãng đường bơi ngắn hơn là cà cuống ........
b) Quãng đường bơi của tôm là đường gấp khúc gồm 7 đoạn dài bằng nhau. Biết quãng đường tôm bơi dài bằng quãng đường bơi của cà cuống A. Mỗi đoạn của đường gấp khúc đó dài ............. cm.
Phương pháp:
a) Quãng đường của mỗi con cà cuống = Độ dài của mỗi đoạn đường gấp khúc x số đoạn của mỗi đường.
b) Độ dài mỗi đoạn = Quãng đường tôm bơi : 7.
Lời giải:
a) Quãng đường của cà cuống A dài là:
1 246 × 2 = 2 492 (cm)
Quãng đường của cà cuống B dài là:
728 × 3 = 2 184 (cm)
Vì 2 492 > 2 184
Ta có thể điền vào chỗ chấm như sau:
Cà cuống có quãng đường bơi ngắn hơn là cà cuống B.
b) Mỗi đoạn của đường gấp khúc tôm bơi dài số xăng - ti - mét là:
2 492 : 7 = 356 (cm)
Số cần điền vào chỗ chấm là 356.
Bài 5 trang 49 Vở bài tập Toán lớp 3 tập 2 - Kết nối tri thức
Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Biết 7 cục pin như nhau nặng 2 135 g. Rô-bốt A nặng 2 000 g. Rô-bốt B nặng 1 500 g.
a) Mỗi cục pin cân nặng ........ g.
b) Sau khi lắp vào rô-bốt số pin như hình vẽ:
• Rô-bốt A cân nặng .... g.
• Rô-bốt B cân nặng .... g.
Phương pháp:
a) Cân nặng của mỗi cục pin nặng = Cân nặng của 7 cục pin : 7
b) Bước 1: Đếm số cục pin ở mỗi hình và tính cân nặng của số pin lắp vào mỗi rô-bốt.
Bước 2: Cân nặng của mỗi con rô-bốt = Cân nặng của rô-bốt chưa lắp pin + cân nặng số pin được lắp vào.
Lời giải:
a) Cân nặng mỗi cục pin là: 2 135 : 7 = 305 (g)
b) Rô bốt A được lắp 5 cục pin.
Sau khi lắp pin, Rô-bốt A nặng số g là: 2 000 + 305 x 5 = 3 525 (g)
Rô bốt B được lắp 6 cục pin.
Sau khi lắp pin, Rô-bốt B nặng số g là: 2 000 + 305 x 6 = 3 830 (g)
Ta điền như sau:
a) Mỗi cục pin cân nặng 305 g.
b) Sau khi lắp vào rô-bốt số pin như hình vẽ:
• Rô-bốt A cân nặng 3 525 g.
• Rô-bốt B cân nặng 3 830 g.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục