Câu 1 trang 90 - Văn 8 Tập 1
Câu hỏi:
Tìm các từ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương em có nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân dưới đây
Trả lời:
Từ ngữ toàn dân – từ ngữ địa phương:
1: cha – bố, cha, ba
2: Mẹ - mẹ, má
3: ông nội – ông nội
4: Bà nội – bà nội
5: ông ngoại – ông ngoại, ông vãi
6: Bà ngoại – bà ngoại, bà vãi
7: bác (anh trai cha): bác trai
8: bác (vợ anh trai của cha): bác gái
9: Chú (em trai của cha): chú
10. Thím (vợ của chú): thím
11. bác (chị gái của cha): bác
12. bác (chồng chị gái của cha): bác
13. cô (em gái của cha): cô
14. chú (chồng em gái của cha): chú
15. bác (anh trai của mẹ): bác
16. bác (vợ anh trai của mẹ): bác
17. cậu (em trai của mẹ): cậu
18. mợ (vợ em trai của mẹ): mợ
19. bác (chị gái của mẹ): bác
20. Bác (chồng chị gái của mẹ): bác
21. dì (em gái của mẹ): dì
22. chú (chồng em gái của mẹ): chú
23. anh trai: anh trai
24: chị dâu: chị dâu
25. em trai: em trai
26. em dâu (vợ của em trai): em dâu
27. chị gái: chị gái
28. anh rể (chồng của chị gái): anh rể
29. em gái: em gái
30. em rể: em rể
31. con: con
32. con dâu (vợ con trai): con dâu
33. con rể (chồng của con gái): con rể
34. cháu (con của con): cháu, em.
Câu 2 trang 92 - Văn 8 Tập 1
Câu hỏi:
Sưu tầm một số từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác
Trả lời:
Cha: thầy, bọ, tía, bố
Mẹ: u, bầm, bu, má
Bác: bá
Anh cả: anh hai
Cố: cụ
Anh: eng
Chị: ả
Câu 3 trang 92 - Văn 8 Tập 1
Câu hỏi:
Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt thân thích ở địa phương em.
Trả lời:
Thơ ca có từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt:
- Bài 1:
"Em về thưa mẹ cùng thầy,
Có cho anh cưới tháng này anh ra.
Anh về thưa mẹ cùng cha
Bắt lợn sáng cưới, bắt gà sang cheo"
- Bài 2:
"Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần".
- Bài 3:
"Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn"
(Bầm ơi – Tố Hữu)
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục