Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Cõi lá trang 17 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Câu 1 (trang 18, SGK Ngữ văn 11, tập 1 CTST): Xác định bố cục của văn bản và cho biết bố cục ấy đã thể hiện đặc điểm nào của thể loại. Câu 5 (trang 18, SGK Ngữ văn 11, tập 1 CTST):Chỉ ra một vài biểu hiện của nét đẹp văn hóa được thể hiện trong văn bản.

Nội dung chính Cõi lá

Đỗ Phấn luôn thể hiện một tình yêu thương, nhớ nhung về vẻ đẹp của mảnh đất Hà Nội ngày xa xưa. Điều đó đã được thể hiện rất rõ qua tác phẩm “Cõi lá”, qua đây nhà văn đã bằng tình yêu thương của mình, mà khắc họa nên vẻ đẹp của mùa xuân nơi mảnh đất Thủ đô, thật thơ mộng, thật dịu dàng, khiến cho bao trái tim bạn đọc phải xao xuyến về Hà Nội thương.  

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 17, SGK Ngữ Văn 11, tập 1 CTST):

Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mang đến cho thiên nhiên những cảnh sắc rất đặc trưng. Hãy nêu những dấu hiệu biến đổi của thiên nhiên khi thời tiết chuyển mùa mà bạn có ấn tượng sâu sắc

Phương pháp: 

  Dựa vào các bài báo, bộ phim tài liệu và kiến thức đã học hoặc đã xem, chia sẻ các nội dung bạn biết sau đó rút ra điều bạn cảm thấy thú vị nhiều nhất về dấu hiệu chuyển mùa trong cuộc sống. 

Trả lời: 

 - Thời khắc giao mùa từ hạ sang thu luôn có ý nghĩa đặc biệt đối với em. Những cơn gió heo may man mác dần thay thế cho cái nóng của mùa hạ. Trên trời, những áng mây xốp đục dần dần tan đi. Các bạn học sinh hối hả quay trở lại với việc học tập sau một kì nghỉ hè dài. Một mùa hè sắp qua đi và mùa thu đang tới, chúng ta không khỏi xao xuyến trước khoảnh khắc giao mùa.

- Thời khắc giao mùa từ thu sang đông luôn làm em xao xuyến. Cứ vào cuối tháng chín, đầu tháng mười hằng năm, thời khắc giao mùa này lại càng trở nên rõ rệt. Tiết trời bắt đầu lạnh hơn chứ không còn se lạnh như những ngày thu. Gió heo may giờ chỉ vương rất khẽ qua góc phố. Trên cành cây cao, những chiếc lá vàng rung rinh trước gió như chực trở về với đất mẹ. Trời tối nhanh hơn mọi khi. Ai ai cũng mong muốn kết thúc công việc để về nhà sớm. Mùa thu qua đi, mùa đông ùa về khiến cho ta không khỏi xúc động trước khoảnh khắc giao mùa. 

* Đọc văn bản

Câu 1 (trang 17 SGK Ngữ văn 11, tập 1 CTST):

Bạn hiểu thế nào về từ “òa thức”

Phương pháp: 

Xem lại đoạn văn mở đầu và suy luận ý nghĩa của đối tượng cần phân tích.

Trả lời: 

Òa thức là một động từ được tác giả sử dụng khéo léo, gợi khung cảnh con người và thiên nhiên tỉnh dậy sau những ngày đông giá rét, chào đón một mùa xuân thật vui tươi và ấm áp. 

Câu 2 (trang 18, SGK Ngữ văn 11, tập 1 CTST):

Cõi lá đã làm nổi bật nét đặc trưng gì của cảnh sắc Hà Nội?

Phương pháp:  

Đọc lại đoạn văn, thông qua các chi tiết liên tưởng để hình dung về cảnh sắc Hà Nội. 

Trả lời: 

Với bút pháp nghệ thuật tài hoa, độc đáo cùng những màu sắc khác lạ qua việc khắc họa hình ảnh đời sống sinh hoạt của người dân Thủ đô chính là một trong những điểm nổi bật nhất trong hầu hết các tác phẩm của họa sĩ Đỗ Phấn. Những mẩu chuyện nhỏ về cảnh vật, về con người và nét văn hóa của riêng Hà Nội đã được Đỗ Phấn thủ thỉ nhẹ nhàng qua từng trang viết. Ông luôn thể hiện một tình yêu thương, nhớ nhung về vẻ đẹp của mảnh đất Hà Nội ngày xa xưa. 

 * Sau khi đọc

Câu 1 (trang 18, SGK Ngữ văn 11, tập 1 CTST):

Xác định bố cục của văn bản và cho biết bố cục ấy đã thể hiện đặc điểm nào của thể loại. 

Phương pháp: 

Đọc lại đoạn văn để tìm ra bố cục, đặc điểm thể loại.

Trả lời: 

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “xôn xao lá cành”: Dấu hiệu thiên nhiên và sự bất ngờ của tác giả khi thời tiết giao mùa.

+ Phần 2: Tiếp đến “tự nhận rằng mình như thế”: Sự thay đổi của thiên nhiên và lòng người khi thời tiết giao mùa.

- Bố cục trên cho biết đặc điểm của thể loại: kết hợp yếu tố tự sự trữ tình và miêu tả thiên nhiên để bộc lộ tình cảm, ý nghĩa của tác giả.

 

Câu 2 (trang 18, SGK Ngữ văn 11, tập 1 CTST):

Bạn hiểu như thế nào là “cõi lá”? Qua “cõi lá” ấy, tác giả đã phát hiện ra điều gì về mối liên hệ giữa cây, lá với con người?

Phương pháp: 

Đọc lại đoạn văn và tìm ra giá trị nội dung về mối liên hệ giữa 3 đối tượng cần phân tích là cây, lá với con người trong đoạn văn nêu trên.

Trả lời: 

- Cõi lá: Nơi lá sinh trưởng, phát triển và thay đổi.

- Qua “cõi lá” ấy, tác giả đã phát hiện ra mối quan hệ khăng khít về mối liên hệ giữa cây, lá với con người. Thông qua sự thay đổi của vạn vật, cây lá, con người cũng phát hiện những thay đổi của đất trời từ đó lòng người cũng có những cảm nhận riêng. 

Câu 3 (trang 18, SGK Ngữ văn 11, tập 1):

Phân tích một vài đoạn văn có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình/nghị luận hoặc miêu tả thiên nhiên với miêu tả con người và làm rõ tác dụng của sự kết hợp ấy trong văn bản. 

Phương pháp: 

Đọc lại các đoạn văn để tìm ra sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình/nghị luận  hoặc miêu tả thiên nhiên – con người từ đó chắt lọc các hình ảnh cần phân tích trong đoạn văn. 

Trả lời: 

- Đoạn văn có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình, miêu tả thiên nhiên, miêu tả con người: “Những chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch. Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá. Nhiều người Hà nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội... này chỉ để ngắm nhìn một chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng”.

- Sự kết hợp ấy khiến cho đoạn văn trở nên sinh động, hài hòa, gần gũi và dễ dàng đi vào lòng người đọc. 

Câu 4 (trang 18, SGK Ngữ văn 11, tập 1 CTST):

Xác định chủ đề, đánh giá ý nghĩa thông điệp của văn bản. 

Phương pháp: 

Đọc lại đoạn văn để tìm ra chủ đề, từ đó rút ra ý nghĩa thông điệp trong đoạn văn nêu trên. 

Trả lời: 

Chủ đề: Tình yêu của tác giả với mảnh đất cố đô Hà Nội. 

Ý nghĩa thông điệp của văn bản: Đỗ Phấn- người con nặng tình với mảnh đất Hà Nội. Với bao tình cảm yêu thương và gắn bó, ông đã giữ gìn để rồi viết lên từng trang giấy. “Cõi lá” đã thể hiện rất rõ tình cảm của tác giả dành cho Hà Nội, đồng thời cũng để lại cho độc giả biết bao cảm xúc và niềm xao xuyến về một mảnh đất để thương để nhớ. 

Câu 5 (trang 18, SGK Ngữ văn 11, tập 1 CTST):

Chỉ ra một vài biểu hiện của nét đẹp văn hóa được thể hiện trong văn bản. 

Phương pháp: 

Đọc lại đoạn văn để tìm ra biểu hiện của nét đẹp văn hóa cần phân tích trong đoạn văn nêu trên. 

Trả lời: 

Một vài biểu hiện của nét đẹp văn hóa được thể hiện trong văn bản là:

- “Nhiều người Hà nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội... này chỉ để ngắm nhìn một chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng”.

- “Cô em gái của tôi sống xa Tổ Quốc đã hai chục năm có lẻ. Mỗi lần gọi điện về, nó lại hỏi con đường ven Hồ Gươm mùa này lá đã rụng? Lạ thế! Mùa nào cũng hỏi như vậy […]”.  

Câu 6 (trang 18, SGK Ngữ văn 11, tập 1):

Qua việc đọc tản văn Cõi lá, bạn hãy nêu một số lưu ý khi đọc hiểu các văn bản thuộc thể loại này.  

Phương pháp:  

Đọc lại đoạn văn, từ đó rút ra các kinh nghiệm cá nhân khi đọc hiểu thể loại tản văn. 

Trả lời:  

Khi đọc một văn bản tản văn, cần chú ý về cách đọc như sau:

- Tìm hiểu chất trữ tình, cái tôi của nhà văn thể hiện qua văn bản.

- Tìm hiểu ngôn ngữ của văn bản.

- Xác định chủ đề mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

- Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết.

Sachbaitap.com 

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan