Xem thêm: Bài 6. Bài học cuộc sống
Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin phù hợp:
Phương diện so sánh |
Truyện ngụ ngôn |
Tục ngữ |
Loại sáng tác |
|
|
Nội dung |
|
|
Dung lượng văn bản |
|
|
Lời giải chi tiết:
Phương diện so sánh |
Truyện ngụ ngôn |
Tục ngữ |
Loại sáng tác |
Dân gian |
Dân gian |
Nội dung |
Những bài học luân lí hoặc triết lí dưới một hình thức kín đáo. |
Sự kết tinh kinh nghiệm và tri thức thực tiễn vô cùng phong phú và quý giá của nhân dân. Không một lĩnh vực nào của đời sống và cuộc đấu tranh sinh tồn của nhân dân mà không được phản ánh trong tục ngữ. |
Dung lượng văn bản |
Lời nói, mẩu chuyện ngắn |
Những câu nói ngắn gọn, súc tích. |
Câu 2 (trang 22 SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Sưu tầm và ghi lại những câu tục ngữ em đã nghe hoặc đọc vào vở hay một cuốn sổ nhỏ (nên chia các câu tục ngữ đó theo nhóm chủ đề).
Lời giải chi tiết:
I. Tục ngữ về thầy cô
1. Tiên học lễ, hậu học văn
2. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
3. Không thầy đố mày làm nên
4. Một kho vàng không bằng một nang chữ
5. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
II. Tục ngữ về học tập
1. Học là học biết giữ giàng
Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.
2. Làm người mà được khôn ngoan
Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay
Nghề gì đã có trong tay
Mai sau rồi cũng có ngày ích to.
3. Học là học để làm người
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
4. Học trò học hiếu học trung
Học cho đến mực anh hùng mới thôi.
5. Học là học để mà hành
Vừa hành vừa học mới thành người khôn.
III. Tục ngữ về thiên nhiên về sản xuất và lao động
1. Con trâu là đầu cơ nghiệp
2. Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn
3. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
4. Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc
5. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
6.Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
7. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
8. Gió thổi là đổi trời.
9. Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày.
10. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
IV. Tục ngữ về kinh nghiệm sản xuất của ông cha ta
1. Tấc đất tấc vàng
2. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
3. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
4. Nhất thì, nhì thục.
5. Thứ nhất cày nỏ, thứ nhì bỏ phân.
Câu 3 (trang 23 SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Hai năm học nói, cả đời học lắng nghe. Hãy viết đoạn văn (khoảng 8 - 10 câu) nêu những điều tốt đẹp em đã tiếp nhận được sau khi đọc những truyện ngụ ngôn, tục ngữ và thành ngữ trong bài học này.
Lời giải chi tiết:
Người ta chỉ mất hai năm để học nói, nhưng mất cả đời để học nghe, bởi vậy lắng nghe có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người. Lắng nghe không chỉ đơn thuần là nghe người khác nói, mà còn là “lắng”, tức là là hiểu, đồng cảm, cảm nhận, sẻ chia với người khác trong cuộc sống. Con người cần phải biết lắng nghe vì đó là biểu hiện của biết chia sẻ, đồng cảm…Khi lắng nghe con người có thể hiểu biết hơn về người khác, có sự đồng cảm, đồng điệu, bao dung, giúp đỡ họ, có thể thấy được những nhận xét, đánh giá của người khác về bản thân, có cái nhìn khách quan, toàn diện về bản thân. Từ đó phát huy mặt mạnh và hạn chế, khắc phục mặt yếu. Không chỉ lắng nghe người khác mỗi người còn cần phải lắng nghe chính mình. Lắng nghe để cảm nhận bản thân, biết bản thân muốn gì, thấu hiểu chính con người mình. Vậy nên hãy biết lắng nghe mọi người xung quanh và lắng nghe chính mình để có một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc.
Câu 4 (trang 23 SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Hãy kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ.
Lời giải chi tiết:
Một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ: Thầy bói xem voi.
Được một hôm rảnh rỗi, không có khách nào vào xem bói. Cả năm ông thầy bói liền ngồi bàn luận xem con voi có hình thù như thế nào. Nghe thấy sắp có voi đi qua, năm thầy bói liền chung tiền biếu tặng người chủ của con voi để xin cho con voi đứng lại một lát. Vậy là mỗi thầy bói sờ vào một bộ phận của con voi. Mỗi người tưởng tượng ra hình thù của con voi khác nhau. Không ai chịu nhường ai. Cuối cùng, họ đánh nhau sứt đầu mẻ trán.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục