Xem thêm: Bài 2. Khúc nhạc tâm hồn
Trước khi đọc
Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Xác định bài thơ thuộc thể năm chữ trong số những bài thơ sau đây: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ), Chuyện cố tích về loài người (Xuân Quỳnh), Mây và sóng (R. Ta-go), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông).
Lời giải chi tiết:
Các bài thơ thuộc thể 5 chữ: Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh).
Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt. Chia sẻ cảm nhận của em về hương vị của món ăn đó.
Lời giải chi tiết:
- Xôi là một món ăn dân dã quen thuộc của người dân Việt Nam.
- Xôi được nấu từ hạt gạo nếp thơm lừng và kết hợp các món ăn khác như lạc, gấc, ngô,… để làm nên những hương vị đặc trưng.
- Là một món ăn gần gũi, dân dã, gắn liền với mỗi nhà trong những mâm cỗ gia đình
- Là món ăn quen thuộc của mỗi trẻ em trong suốt hành trình lớn lên, xôi còn gắn bó với người nông dân Việt Nam và để lại hương vị khó quên với mùi thơm nồng nàn của gạo nếp.
Đọc văn bản
Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Theo dõi: Số lượng tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ.
Lời giải chi tiết:
- Số tiếng: 5 tiếng.
- Gieo vần: vần liền (bếp - nếp).
- Nhịp thơ: nhịp 2/3; 1/4; 3/2 tùy theo từng câu
Câu 2 (trang 43 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Hình dung: Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con.
Lời giải chi tiết:
Người mẹ hiện lên với hình ảnh hiền từ, đảm đang, thương con với hành động nhặt lá về đun bếp để thổi nồi xôi thơm lừng cho con ăn.
Sau khi đọc
Câu 1 (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của bài thơ Gặp lá cơm nếp có gì khác với bài thơ Đồng dao mùa xuân?
Lời giải chi tiết:
Tiêu chí |
Gặp lá cơm nếp |
Đồng dao mùa xuân |
Số tiếng |
5 tiếng |
4 tiếng |
Cách gieo vần |
vần liền (chữ cuối của hai dòng kế tiếp vần với nhau). |
vần cách (chữ cuối của dòng chẵn vần với nhau). |
Nhịp thơ |
nhịp 2/3; 1/4; 3/2 tùy theo từng câu. |
nhịp 2/2; 1/3 tùy theo từng câu. |
Chia khổ thơ |
Mỗi khổ có 4 câu thơ, có trường hợp đặc biệt có khổ chỉ 2 câu và 3 câu. Cách chia này nhằm tạo điểm nhấn và sự suy tư cho văn bản. |
Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình. Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào?
Lời giải chi tiết:
- Hoàn cảnh gợi nhắc người con nhớ về mẹ: Tình cờ ngửi thấy mùi xôi và hương khói bếp.
- Hình ảnh người mẹ trong kí ức con: hiền từ, đảm đang, chịu thương chịu khó, thương con với hành động nhặt lá về đun bếp để thổi nồi xôi thơm lừng cho con ăn
Câu 3 (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi "gặp lá cơm nếp"?
Lời giải chi tiết:
- Trong khổ 3, người con đã dành những tình cảm nhớ thương và kính yêu dạt dào dành cho mẹ và đất nước
- Những tình cảm, cảm xúc ấy cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp” vì đây chính là mùi vị của quê hương anh.
Câu 4 (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?
Lời giải chi tiết:
Cảm nhận về hình ảnh người con trong bài thơ:
- Yêu quê hương, đất nước
- Yêu gia đình
- Tâm hồn nhạy cảm
Câu 5 (trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?
Lời giải chi tiết:
- Cách ngắt nhịp linh hoạt, dễ dàng truyền đạt những suy tư của tác phẩm đến người đọc.
- Là thể thơ quen thuộc của người Việt Nam, mang đến sự gần gũi, dễ đọc, dễ nhớ và dễ truyền tải tình cảm của tác giả trong bài thơ.
Viết kết nối với đọc
(trang 44 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ về tình yêu của người con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.
Lời giải chi tiết:
Đi hết cuộc đời dài rộng này, chúng ta cũng không thể hiểu được hết công lao của mẹ cha. Bởi vậy, đã có biết bao sáng tác ra đời để ca ngợi công ơn trời bể ấy. Tác giả Thanh Thảo cũng viết về đề tài ấy, ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc trong bài thơ Gặp lá cơm nếp. Bài thơ đã ghi lại cảm xúc của người con tình cờ nghĩ đến hương vị của mùi xôi và nhớ về mẹ. Tác giả đã xa nhà nhiều năm, thèm một bát xôi nếp mùa gặt và nhớ về mẹ cùng những hương vị yêu dấu của làng quê. Trong tâm hồn các anh, người mẹ là hình ảnh lớn lao nhất, đẹp đẽ nhất của quê hương. Với người lính, mẹ là suối nguồn của yêu thương, là ánh sáng diệu kì dõi theo con suốt cuộc đời. Câu thơ "Mẹ già và đất nước/ Chia đều nỗi nhớ thương" như cảm xúc òa khóc trong lòng nhân vật khi nghĩ về người mẹ tảo tần và đất nước bình dị. Mẹ đã chịu một đời lam lũ, hi sinh để dành cho con những điều đẹp đẽ nhất. Những câu thơ giản dị, ngắn gọn mà vời vợi nỗi nhớ thương. Bài thơ "Gặp lá cơm nếp" được viết lên từ nỗi nhớ, tình yêu mà nhà thơ dành cho mẹ. Bài thơ đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng độc giả.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục