Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Mùa hoa mận - Văn 10 Cánh Diều

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn văn 10 Cánh Diều bài Mùa hoa mận. Bài thơ là bức tranh núi rừng Tây Bắc đầy hương sắc, thiên núi, núi rừng thơ mộng và các hoạt động vui chơi của các em bé và lao động sản xuất của con người. Qua đó thể hiện tình cảm yêu quê hương đất nước của tác giả.

NỘI DUNG CHÍNH 

Bài thơ là bức tranh núi rừng Tây Bắc đầy hương sắc, thiên núi, núi rừng thơ mộng và các hoạt động vui chơi của các em bé và lao động sản xuất của con người. Qua đó thể hiện tình cảm yêu quê hương đất nước của tác giả.

 1. CHUẨN BỊ 
 
 

Câu 1. Đọc trước bài Mùa hoa mận và tìm hiểu, ghi chép thông tin từ các nguồn khác nhau về nhà thơ Chu Thùy Liên

Phương pháp: 

- Đọc tác phẩm

- Vận dụng kỹ năng đọc hiểu, áp dụng vào tác phẩm -> nhà thơ Chu Thùy Liên

Lời giải: 

Nhà thơ Chu Thùy Liên tên khai sinh là Chu Tá Nộ, dân tộc Hà Nhì. Sinh ngày 21/07/1966. Quê quán: Bản Leng Su Sìn, xã Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, Tỉnh Điện Biên. Bút danh khác: Ha Ni, Thanh Thuỳ, Nang Bua Khưa. Hiện làm việc tại Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên - Phó Trưởng Ban Dân tộc Tỉnh Điện Biên và Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam

Câu 2. Hãy tìm hiểu, chia sẻ ấn tượng của em về cảnh sắc thiên nhiên và mùa xuân của miền Tây Bắc

Phương pháp: 

- Đọc các tài liệu

- Vận dụng kỹ năng đọc hiểu, áp dụng vào bài -> cảnh sắc thiên nhiên, mùa xuân của miền Tây Bắc

Lời giải: 

Xứ sở Tây Bắc được mệnh danh là vùng đất đẹp và đượm tình nhất Việt Nam với phong cảnh núi non trùng trùng, điệp điệp, những thửa ruộng bậc thang rực rỡ sắc màu, khung cảnh vừa nên thơ, vừa hùng vĩ. Lên Tây Bắc mùa nào cũng đẹp, thời tiết bốn mùa mát mẻ, trong lành với đầy hoa thơm, trái ngọt. Đặc biệt khi mùa xuân đến đem theo sức sống khắp muôn nơi, cả vùng Tây Bắc như một tấm khăn thổ cẩm rực rỡ sắc màu, bừng sáng lên vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng hiểm trở cùng những cánh đồng hoa bạt ngàn trải dài dưới các thung lũng, triền núi, triền đồi. Đến với các cung đường nơi miền Tây Bắc, ta như lạc giữa tiên cảnh đẹp mê hoặc lòng người.

2. ĐỌC HIỂU 

Câu 1. Chú ý thể thơ, những hình ảnh thiên nhiên, con người, các từ láy, biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ, phép điệp,... được sử dụng trong văn bản

Phương pháp: 

- Đọc bài thơ

- Ôn lại kiến thức cũ

- Vận dụng vào bài thơ => các biện pháp tu từ

Lời giải: 

- Thể thơ: tự do

- Hình ảnh thiên nhiên, con người: cành mận, con trai, con gái, mẹ, cha, người già,...

- Từ láy: xôn xang, hối hả, rộn ràng, háo hức

- Ẩn dụ: “cành mận bung cánh muốt” chỉ mùa xuân đến

- Nhân hoá: bóng bay nâng ước mơ con trẻ, nhà trình trường ủ hương nếp. cành mận giục....

- Phép điệp: “cành mận bung cánh muốt”

Câu 2. Dòng thơ cuối có gì đặc biệt về hình ảnh, cảm xúc?

Phương pháp: 

- Đọc bài thơ

- Ôn lại kiến thức cũ

- Vận dụng vào bài thơ => Đặc biệt về hình ảnh, cảm xúc

Lời giải: 

Dòng thơ cuối “Cho người đi xa nhớ lối trở về”gợi ra hình ảnh con đường trở về quê hương được dẫn lối bởi hoa mận trắng xoá, người trở về mang theo tình yêu và nỗi nhớ thương da diết.

*Trả lời câu hỏi cuối bài 

Câu 1. Bài thơ Mùa hoa mận thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình về điều gì? Dòng thơ nào được điệp lại trong bài?

Phương pháp: 

- Đọc bài thơ

- Vận dụng kỹ năng đọc hiểu

- Áp dụng vào bài thơ => Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Lời giải: 

- Bài thơ thể hiện tình cảm trân trọng và nhớ thương của nhân vật trữ tình đối với quê hương Tây Bắc

- Dòng thơ “Cành mận bung cánh muốt” được điệp lại trong bài.

Câu 2. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ

Phương pháp: 

- Đọc bài thơ

- Ôn lại kiến thức cũ

- Áp dụng vào bài thơ => tác dụng của các biện pháp tu từ

Lời giải:

- Điệp cấu trúc “Cành mận bung cánh muốt” => nhấn mạnh ấn tượng của nhân vật trữ tình khi nhớ về quê hương là hình ảnh hoa mận bung nở trắng xoá, qua đó làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc và tình yêu quê hương của tác giả.

- Nhân hoá “bóng bay nâng ước mơ con trẻ”, “nhà trình trường ủ hương nếp”, “cành mận giục....” => sự vật trở nên sinh động, gợi nhắc về vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc

- Ẩn dụ: “cành mận bung cánh muốt” chỉ mùa xuân đến

Câu 3. Tâm trạng, cảm xúc của con người hiện lên qua các từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ ra sao?

Phương pháp: 

Đọc bài thơ, ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào bài thơ => từ ngữ, hình ảnh thể hiện tâm trạng, cảm xúc của con người

Lời giải: 

- Tâm trạng nhớ quê hương được thể hiện qua những hình ảnh tái hiện khung cảnh Tây Bắc: con trai háo hức chơi cù, con gái rộn ràng khăn áo, cành mận bung cánh muốt, mẹ xôn xang lá, gạo, cha vui lòng căng cánh nỏ, người già bản hối hả làm đu,....

=> Hình ảnh quê hương luôn tồn tại, để lại dấu ấm sâu đậm trong tâm trí nhân vật trữ tình

Câu 4. y tưởng tượng và miêu tả bằng lời hoặc vẽ lại bức tranh thiên nhiên, con người miền Tây Bắc vào “mùa hoa mận” được thể hiện trong bài thơ.

Phương pháp: 

- Đọc bài thơ

- Vận dụng kỹ năng đọc hiểu

- Áp dụng vào bài thơ => bức tranh thiên nhiên, con người miền Tây Bắc vào “mùa hoa mận”

Lời giải: 

 Xứ sở Tây Bắc được mệnh danh là vùng đất đẹp và đượm tình nhất Việt Nam với phong cảnh núi non trùng trùng, điệp điệp, những thửa ruộng bậc thang rực rỡ sắc màu, khung cảnh vừa nên thơ, vừa hùng vĩ. Trong đó, nổi bật nhất là hình ảnh những bông hoa mận bung nở trắng xoá mỗi dịp Tết đến xuân về. Không chỉ thiên nhiên nở hoa mà lòng người cũng trở nên tưng bừng với những bộ trang phục nhiều màu sắc, con trai háo hức chơi cù, con gái rộn ràng khăn áo. Tất cả tạo nên một không khí mùa xuân tươi vui, náo nhiệt, căng tràn sức sống.

Câu 5. Em thích nhất những câu thơ, hình ảnh nào trong văn bản mùa hoa mận? Vì sao?

Phương pháp: 

Đọc bài thơ, ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào bài thơ => Hình ảnh, câu thơ

Lời giải: 

Em thích nhất hình ảnh “cành mận bung cánh muốt”. Vì câu thơ đã làm nổi bật đặc trưng thiên nhiên Tây Bắc vào mùa xuân.  Với từ “bung” và từ “muốt”, ta không chỉ cảm nhận được sắc trắng của bông hoa mà còn thấy được cả sức sống căng tràn trong đó. Đây được coi là hình ảnh, điểm nhấn cho bài thơ.

Câu 6. Tưởng tượng một “người đi xa” trong bài thơ đã “nhớ lối trở về” quê hương vào “mùa hoa mận”. Những cảm xúc tình cảm nào đang diễn ra trong tầm hồn người đó? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6-8) để ghi lại cảm xúc, tình cảm ấy?

Phương pháp: 

Đọc bài thơ, ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào bài thơ => cảm xúc, tình cảm

Lời giải: 

Ai cũng có quê hương để trở về. Và mỗi khi đi xa, được trở về nơi mình sinh ra và gắn bó, chúng ta lại mang trong mình cảm giác hồi hộp, bâng khuâng, xao xuyến, nhớ nhung. Sẽ có bao điều thắc mắc: không biết quê hương mình có gì thay đổi? Liệu mọi người có nhận ra mình? Cuộc sống ở nơi ấy bây giờ ra sao?.... Mỗi người khi nhớ về quê hương sẽ hiện ra trong kí ức mình một hình ảnh tiêu biểu. Và với “người đi xa” trong “mùa hoa mận”, hình ảnh người ấy nhớ về chính là những cành mận bung cánh muốt, những đứa trẻ, mẹ cha, người già. Đó chính là thiên nhiên, là tuổi thơ của người ấy đã gắn liền với quê hương. Hoa mận chính là con đường dẫn lối người đi xa  để nhận ra rằng: quê hương luôn dang rộng vòng tay đón ta trở về.

Sachbaitap.com 

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan