1. Bài tập 1, trang 106, SGK.
Căn cứ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu sau:
Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa, mùi tinh chiến vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.
(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Trả lời:
Bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết để tế các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở cần Giuộc đêm 16 tháng 12 năm 1861. Trong hai câu của bài văn tế có những chi tiết xuất phát từ ngữ cảnh: bòng bong che trắng lốp để chỉ lều vải nơi đóng quân của Pháp, ống khói chạy đen sì để chỉ ống khói tàu thuỷ của quân đội Pháp. Những người nghĩa sĩ rất căm ghét quân Pháp và đợi chờ lệnh đánh giặc từ vua quan đã lâu.
2. Đọc bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu và cho biết :
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Văn cảnh trong bài thơ cho ta hiểu về từ loạn như thế nào ?
CHẠY GIẶC
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này ?
Trả lời:
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Chạy giặc: Thực dân Pháp tấn công vào Sài Gòn - Gia Định, thực hiện việc xâm chiếm đất nước ta. Chúng đi đến đâu thì bắn giết, cướp bóc, tàn phá đến đó, gầy bao tang tóc cho nhân dân ta. Nhân dân phải chạy giặc để tránh những thiệt hại về người và của.
- Từ loạn được dùng trong văn cảnh bài thơ để nóì lên tình cảnh rối ren do thực dân Pháp bắn giết, cướp bóc, tàn phá, do đó nhân dân từ con trẻ đến người già đều phải chạy trốn. Khi đó còn chưa có người đứng ra dẹp giặc.
3. So sánh ngữ cảnh ở hai trường hợp sau đây, từ đó lí giải sự khác nhau của hai , hình tượng thơ (trăng) :
a)
Vội mừng làm lễ rước vào,
Đài sen nối sáp lò đào thêm hưong.
Tiên thề cùng thảo một chương,
Tóc mây một món dao vàng chia đôi.
Vừng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai miệng một lòi song song.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b)
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù)
Trả lời:
Hai ngữ cảnh khác nhau:
- Ở đoạn thơ trong Truyện Kiều, ngữ cảnh là buổi tình tự giữa hai người yêu nhau : Thuý Kiều và Kim Trọng. Hai người thề nguyền cùng nhau, biểu hiện sự say đắm trong tình yêu. Vừng (vầng) trăng sáng tỏ giữa bầu trời như chứng giám cho mối tình và lời thề nguyền của họ. Hơn nửa, ánh trãng sáng tỏ không một chút bụi mờ cũng là biểu tượng cho mối tình trong sáng của họ.
- Trong bài thơ Ngắm trăng (ở tập Nhật kí trong tù), mặc dù cảnh vật rất đẹp, nhưng con người đang trong tình cảnh mất tự do. Cho nèn, trăng cũng như thấu hiểu, ghé vào để sẻ chia tình cảnh tù đày của con người.
Hai ngữ cảnh khác nhau, nên cùng một hình tượng trăng mà sắc thái ý nghĩa khác nhau.
4. Bài thơ Thề non nước của Tản Đà nằm trong một truyện ngắn cùng tên của ông. Trong truyện đó, hai nhân vật nam nữ trẻ tuổi cùng nhau xướng hoạ rồi đề thơ lên một bức tranh sơn thuỷ. Bài thơ có đoạn :
Nước non nặng một lời thề
Nước đi, đi mãi không về cùng non
Nhớ lời nguyện nước thề non
Nước đi chưa lại non còn đứng không.
Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
Xương mai một nắm hao gầy
Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương.
Tròi tây ngả bóng tà dương
Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha.
Non cao tuổi vẫn chưa già
Non thời nhớ nước, nước mà quên non
Dù cho sông cạn đá mòn
Còn non còn nước hãy còn thề xưa.
(Thơ văn Tản Đà. NXB Giáo dục, 1993)
Bài thơ được người đọc lĩnh hội với ba tầng nghĩa :
a) Thể hiện tình cảm gắn bó giữa núi non và sông nước.
b) Biểu hiện tình yêu đôi lứa giữa hai nhân vật nam và nữ trong truyện.
c) Thể hiện lòng yêu nước thầm kín của tác giả và những người cùng thời với ông.
Hãy căn cứ vào ngữ cảnh (ngữ cảnh hẹp và ngữ cảnh rộng: lúc đó đất nước ta rơi vào tay giặc Pháp xâm lược đã mấy chực năm) để lí giải về ba tầng nghĩa của bài thơ.
Trả lời:
Khi xét mối quan hệ giữa ngữ cảnh và nội dung ý nghĩa ở ba tầng khác nhau, cần chú ý :
- Ngữ cảnh hẹp là bài thơ được sáng tác (xướng hoạ) và đề lên bức tranh sơn thuỷ. Hơn nửa bài thơ lại là lời của nước và non nói với nhau (xưng là nước và non). Do đó hoàn toàn có thể cảm nhận rằng non và nước (tức nước và sông) là hai nhân vật (được nhân cách hoá) và bày tỏ tình cảm cùng nhau trong hoàn cảnh bị chia li.
- Cũng với ngữ cảnh hẹp, đây là lời đối đáp của hai người nam và nữ trẻ tuổi (hai nhân vật của truyện ngắn). Hơn nữa trong bài thơ có những chi tiết như : nước non nặng một lời thề, những ngóng cũng trông, khô dòng lệ, chờ mong tháng ngày, xương mai, tóc mảy, tuổi vẫn chưa già,... Cho nên việc cảm nhận bài thơ với tầng nghĩa thứ hai cũng hoàn toàn có cơ sở từ ngữ cảnh (gồm cả văn cảnh).
- Ngữ cảnh rộng là bài thơ được Tản Đà sáng tác vào thời kì đất nước ta bị thực dân Pháp đô hộ đã mấy chục năm. Nỗi đau mất nước đã giày vò nhiều thế hệ người Việt Nam, nhưng các cuộc khởi nghĩa nhằm giải phóng đất nước đều bị đàn áp và thất bại. Nhiều trí thức phải biểu lộ lòng yêu nước bàng những cách kín đáo, nhẹ nhàng. Chẳng hạn, ở thòi kì đó, nhà văn Trần Tuấn Khải cũng viết tác phẩm Gánh nước đêm (chú ý trong nhan đề có từ nước, từ đêm). Trong ngữ cảnh đó, bài thơ dễ được cảm nhận là lời biểu hiện tấm lòng nhớ nước một cách kín đáo, hàm ẩn.
5. Trong ngôn ngữ có hiện tượng từ đồng âm (khác nghĩa) : Nhưng khi từ được dùng trong ngữ cảnh thì nhờ ngữ cảnh mà từ có tính xác định về nghĩa. Căn cứ vào ngữ cảnh bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyên để khẳng định nghĩa của từ cần trong câu thơ:
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Có đâu đớp động dưới chân bèo.
Trả lời:
Tiếng Việt có các từ đồng âm cần nhưng vói nhiều nghĩa khác nhau (một loại rau - rau cần ; một loại ống hút thuốc hay rượu - cần xe điếu, rượu cần ; một dụng cụ để di chuyển vật nặng - cần cẩu,... ; và cả nghĩa chỉ tính cấp thiết : cần làm, việc cần...). Trong bài thơ của Nguyễn Khuyến, ngữ cảnh (văn cảnh) là cơ sở để hiểu từ cần với nghĩa xác định (cần câu cá). Đó là văn cảnh gồm nhiều từ ngữ nói vê việc câu cá như đề bài (Câu cá mùa thu), ao, nước, thuyền câu, cá, đớp động, chân bèo,...
6. Để hiểu hết được các lớp nghĩa, các sắc thái nghĩa của bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương (Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi - Này của Xuân Hương mới quệt rồi - Có phải duyên nhau thì thắm lại - Đừng xanh như lá bạc như vôi), cần có những hiểu biết nào về ngữ cảnh (văn hoá, tình huống) ?
Trả lời:
Để hiểu được các lớp nghĩa, các sắc thái nghĩa của bài thơ Mời trầu, cần có những hiểu biết về :
- Ngữ cảnh văn hoá : tục lệ ăn trầu, quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện”, cách thức têm trầu và ăn trầu của người Việt Nam.
- Ngữ cảnh tình huống : Hồ Xuân Hương là người phụ nữ tài hoa nhưng lận đận vê đường tình duyên và luôn khát khao được đáp lại tình cảm của mình.
Sachbaitap.com
>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục