Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Người ở bến sông Châu – Văn 10 Cánh Diều

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn văn 10 Cánh Diều bài Người ở bến sông Châu. Câu chuyện kể về nỗi đau của dì Mây khi trở về từ chiến trường. Bên cạnh đó chiến tranh cũng để lại lên số phận của những người khác. Chú ý lời đối thoại giữa các nhân vật và lời bình luận của người kể chuyện.

NỘI DUNG CHÍNH

Câu chuyện kể về nỗi đau của dì Mây khi trở về từ chiến trường. Bên cạnh đó chiến tranh cũng để lại lên số phận của những người khác.

TÓM TẮT

Nói về mối tình dang dở của chú San và dì Mây. Ngày dì Mây về làng cũng là ngày chú San lấy vợ - là cô Thanh, giáo viên ở cuối bãi bên kia sông. Vào đêm mưa, vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, dì Mây là người đã đỡ đẻ cho cô ấy. Dì Mây là người đã nhận nuôi bé Cún khi dì ba chết. Chuyện tình của thủ trưởng và dì Mây chẳng biết có thật không nhưng được mọi người truyền tai nhau khá nhiều. Và tiếng ru của dì cứ văng vẳng trong đêm trên bến sông Châu.

1. CHUẨN BỊ

- Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn.

- Tìm hiểu trước những thông tin nối bật về tác giả Sương Nguyệt Minh và truyện Người ở bến sống Châu.

- Chú ý tìm hiểu về nhân vật chính trong truyện, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm và hậu quả của chiến tranh.

Trả lời: 

- Nhân vật chính trong truyện là dì Mây. Có số phận bất hạnh: tham gia kháng chiến bị mất một chân, trở về thì người mình yêu đã lập gia đình mới. Tính cách, số phận nhân vật được thể hiện qua tình huống: chú San lấy vợ và vợ chú San vượt cạn

- Chiến tranh gây ra nhiều bi thương, chia rẽ với số phận con người. Người kể chuyện có thái độ đồng cảm, thương xót cho số phận của các nhân vật. Dựa vào cách xây dựng tình huống, tính cách nhân vật của tác giả.

- Hậu quả của chiến tranh: gây thiệt hại lớn về kinh tế nước nhà, chia ly gia đình, cướp đi mạng sống của những con người vô tội hoặc khiến họ trở thành khuyết tật suốt đời.

- Tác giả Sương Nguyệt Minh

+ Nhà văn, tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, sinh năm 1958

+ Ông là nhà văn quân đội, đến với nghiệp văn chương khá muộn màng, năm 1992, lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trước khi đến với nghiệp văn, ông từng làm nhiều nghề sinh nhai: từ buôn thuốc lá, trứng vịt, pháo; làm nghề khoan giếng, cho đến cắt dán phong bì.

+ Hiện tại, nhà văn Sương Nguyệt Minh đang công tác tại Ban Sáng tác - Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

 2. ĐỌC HIỂU 

Câu 1. Tóm tắt sự việc chính của phần này.

Phương pháp: 

Đọc kĩ những đoạn văn đầu của phần này để tìm ra những sự việc chính.

Lời giải: 

Sự việc kể về đám cưới của chú San và cô Thanh – giáo viên ở xóm Bãi bên kia sông. Dì Mây trở về vào đúng ngày chú San đi lấy vợ. Dì trở về khiến mọi người đều rất vui mừng nhưng không ai dám nói đến chuyện chú San đã đi lấy vợ. 

Câu 2. Chú ý lời đối thoại giữa các nhân vật và lời bình luận của người kể chuyện.

Phương pháp: 

- Đọc kĩ đoạn văn xuất hiện cuộc đối thoại giữa các nhân vật.

- Chú ý lời bình luận của người kể chuyện.

Lời giải: 

- Lời đối thoại giữa dì Mây và chú San: Dì cương quyết bảo chú về, không muốn nói chuyện vì mọi chuyện đã kết thúc, chú San vẫn cố gắng muốn nói lời xin lỗi tới dì.

- Lời bình luận của người kể:

+ Bố ngồi bó gối quay mặt đi nơi khác. Mẹ ngại ngùng chào đãi bôi. Ông tra thuốc vào nõ điếu, rít liên tục.

+ Dì Mây nuốt nước mắt vào trong; dì chống nạng gỗ, lộc cộc bỏ ra ngoài ngõ, dì May thở hổn hển, tay vịn cảnh dựa hẳn vào cây bưởi, dì Mây tức tưởi;

+  Chú San đứng phắt dậy đi theo, chú San nắm hai tay đập liên hồi vào thân cây. Lá bưởi xào xạc. Vài con chim giật mình bay vút len không trung.

Câu 3. Chú ý tác dụng của biện pháp điệp từ trong đoạn này.

Phương pháp: 

- Đọc kĩ đoan văn.

- Xác định biện pháp điệp từ trong đoạn văn và chỉ ra tác dụng.

Lời giải:

Biện phá điệp ngữ: người con gái

=> Nhấn mạnh vào trạng thái, hành động của người con gái bên bến sông Châu

Câu 4. Hình dung tâm trạng và thái độ của các nhân vật.

Phương pháp: 

- Đọc kĩ đoạn văn trong phần này.

- Chú ý những chi tiết miêu tả tâm trạng và thái độ của các nhân vật trong đoạn.

Lời giải:

- Chú San: bồi hồi kể lại nỗi nhớ dì Mây khi còn học ở nước ngoài

- Dì Mây: da diết khi nhớ về kí ức ở Trường Sơn, trang nhật kí nào cũng viết tên chú San

Câu 5. Nhận xét về thái độ và quyết định của nhân vật dì Mây.

Phương pháp: 

Đọc kĩ đoạn văn miêu tả quyết định của nhân vật dì Mây.

Lời giải: 

- Dứt khoát “Không!” => Mặc dù còn thương yêu chú San nhưng dì sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân vì người mình yêu thương. 

Câu 6. Chú ý thái độ của các nhân vật.

Phương pháp: 

- Đọc kĩ đoạn văn trong phần này.

- Chú ý những chi tiết miêu tả thái độ của các nhân vật.

Lời giải: 

Người đưa đẩy, an ủi, kẻ cảm thông, xót xa

Câu 7. Chi tiết về mái tóc dì Mây trước đây và bây giờ có ý nghĩa gì?

Phương pháp: 

- Đọc kĩ đoạn văn miêu tả về mái tóc của dì Mây trước đây và bây giờ.

- Đưa ra sự so sánh, kết hợp cùng hoàn cảnh lúc bấy giờ để tìm ra nguyên nhân và ý nghĩa.

Lời giải: 

Bây giờ: tóc dì mây rụng nhiều, xơ và thưa

Trước: tóc dì đen óng mượt

=> Tác dụng: Cho thấy được những hậu quả của chiến tranh tác động lên con người 

Câu 8. Chú ý tâm trạng của nhân vật dì Mây.

Phương pháp: 

Đọc kĩ đoạn văn miêu tả tâm trạng của nhân vật dì Mây trong đoạn văn này.

Lời giải: 

Dì chợt thoáng buồn

Câu 9. Tình huống nào đã giúp nhân vật bộc lộ phẩm chất và nhân cách?

Phương pháp: 

Chú ý tình huống được nói đến trong đoạn văn này.

Lời giải: 

Trong đêm mưa tầm tã, dì Mây khoác áo mưa đến đỡ đẻ cho vợ chú San – người dì Mây từng yêu tha thiết. Dì quyết định đỡ đẻ cho cô Thanh, mặc cho thím Ba can ngăn. 

Câu 10. Theo em, vì sao lúc này dì Mây lại khóc?

Phương pháp: 

- Đọc kĩ đoạn văn trong phần này.

- Chú ý đến tình huống diễn ra tâm trạng của dì Mây lúc này.

Lời giải: 

Dì Mây khóc vì thương cho số phận của mình: cô đơn, lẻ loi. Chiến tranh đã cướp đi hạnh phúc, tình yêu, cuộc đời lành lặn của dì. 

Câu 11. Số phận của nhân vật thím Ba, thằng Cún gợi suy nghĩ gì về hậu quả của chiến tranh?

Phương pháp: 

- Đọc kĩ đoạn văn nói về nhân vật thím Ba và thằng Cún.

- Chú ý đến nguyên nhân dẫn đến số phận của thím Ba và thằng Cún.

Lời giải: 

Chiến tranh gây ra những đau thương mất mát cho gia đình: khiến một người lành lặn trở thành tàn tật, một gia đình toàn vẹn trở nên thiếu vắng, một đứa trẻ bỗng mất đi người thân. 

Câu 12. Đoạn này cho biết những thông tin quan trọng gì?

Phương pháp: 

- Đọc kĩ đoạn văn trong phần này.

- Chú ý những thông tin quan trọng.

Lời giải:

Những bàn tán về dì Mây với câu chuyện dì lấy chồng. Đồng thời, ta cũng thấy được những hậu quả của chiến tranh của các chiến sĩ qua những lời thoại.

Câu 13. Chú ý sự thay đổi trong tiếng ru của dì Mây. 

Phương pháp: 

- Đọc kĩ đoạn cuối của văn bản.

Lời giải: 

Sự thay đổi trong tiếng ru: lúc trầm lắng, nghèn nghẹn, xót xa, sau êm ái, trong sáng, mênh mang, ngân nga sâu lắng tận sau thăm con tim những người lính

*Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1. Xác định sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu. Theo em, cách xây dựng cốt truyện của tác giả có gì đặc sắc?

Phương pháp: 

- Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm

- Xác định sự sự kiện chính của mỗi phần dựa vào nội dung và cảm thụ cá nhân

Lời giải: 

- Các sự kiện chính

1. Dì Mây trở về, chú San đi lấy vợ

2. Cuộc trò chuyện của dì Mây với mẹ, Mai và lũ bạn của Mai

3. Dì Mây đỡ đẻ cho vợ chú San

4. Hậu quả chiến tranh tác động lên số phận con người

- Cách xây dựng cốt truyện của tác giả rất độc đáo, mỗi phần là một tình huống giúp bộc lộ tính cách, phẩm chất của nhân vật, mạch truyện được kể theo trình tự thời gian giúp người đọc có thể dễ dàng theo dõi. 

Câu 2. Ai  nhân vật trung tâm trong truyện ngắn này? Hãy vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm này với các nhân vật khác trong truyện?

Phương pháp: 

- Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm

- Xác định nhân vật trung tâm dựa vào nội dung, diễn biến của truyện

- Chú ý phân tích đúng yêu cầu đề bài để vẽ sơ đồ.

Lời giải: 

 Mây là nhân vật trung tâm

Câu 3. Phân tích, làm sáng tỏ tính cách và phẩm chất của nhân vật Dì Mây trong truyện qua các tình huống và sự kiện tiêu biu. Nêu nhận xét về cuộc đời và tính cách của nhân vật Dì Mây.

Phương pháp: 

- Đọc kĩ tác phẩm

- Nhận xét tính cách cảu Dì Mây thông qua hành động, cách ứng xử,…

Lời giải: 

- Dì Mây là người yêu nước, dũng cảm, gan dạ

“Dì Mây chắn cửa hầm che chở cho thương binh. Bom nôt người người lính công binh sốt rét tóc rụng trọc đầu vẫn lành lặn.."

- Dì Mây là người thuỷ chung trong tình yêu

“Ngày ở Trường Sơn, trang nhật kí nào em cũng viết tên anh”

Luôn nhớ về ngày tiễn người yêu đi du học: “Hôm nay là ngày gì? Anh nhớ không? Có ngờ đâu ngày ấy tiễn anh đi cũng là ngày li biệt”

- Dì Mây là người nhân hậu, vị tha

+ Sẵn sàng từ bỏ hạnh phúc cá nhân vì hạnh phúc của người mình yêu và không muốn khiến người khác đau khổ: “Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn và khổ. Anh về đi”

+ Trong đêm mưa tầm tã, dù chân khiếm khuyết nhưng sẵn sàng đi trong đêm để đỡ đẻ cho vợ chú San

=> Dì Mây có cuộc đời ngang trái, éo le nhưng luôn ngời sáng phẩm chất tốt đẹp

Câu 4. Phân tích và nhận xét về bút pháp miêu tả (tả cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật) của tác giả trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu.

Phương pháp: 

- Đọc kĩ tác phẩm

- Ôn lại những gì liên quan đến biện pháp chêm xen.

Lời giải: 

Cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật trên bến sông Châu:

+ Trong mắt hai người không phải màn đêm dưới tán lá bưởi thoang thoảng mùi hương thuần khiết mà là bến sống.

+ Bến sông Châu năm ấy giữa mùa hoa gạo cháy. Từng cánh, từng cánh hoa đỏ tươi rắc đầy lỗi xuống đò....

+ Người con gái chèo đò đưa người con trai đi nước ngoài học. Đò ngang bồng bềnh, bồng bềnh....người con gái bỏ chèo ôm chặt, nép đầu vào ngực người yêu. Con đò cứ trôi đi, chở hai người lặng im ôm nhau như không hề có chiến tranh, không có cuộc chia ly.

+ Hai người kể lại cho nhau nghe những hồi ức đẹp "Ở nước ngoài, đêm nào anh cũng nhớ đến em, nhớ bến sông Châu", "Ngày ở Trường Sơn, trang nhật kí nào em cũng viết tên anh".

+ Tình yêu, nỗi nhớ như kéo không gian, thời gian gần lại. Trong lòng họ, tình yêu, tình thương lại bùng lên bớt chợt, cồn cào, da diết.

+ Không khí ngột ngạt nghẹt thở. Đó đây im ắng hãi hùng như đang dồn nén cho một trận cuồng phong bão tố sắp cuộn lên ở bến sông Châu.

=> Bút pháp miêu tả cảnh đã giúp làm nổi bật lên tâm trạng, cảm xúc đau buồn, tiếc nuối, những suy nghĩ "chúng ta sẽ làm lại", "anh sẽ từ bỏ tất cả. Chúng ta về sống với nhau" giằng xé nội tâm của hai nhân vật dì Mây và chú San.

Câu 5. Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian nào? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.

Phương pháp: 

- Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm

- Xác định đúng yêu cầu đề bài.

Lời giải: 

- Không gian: bên bến sông Châu, nhà dì Mây, nhà chú San

- Thời gian: khi dì Mây đi lính trở về, chú San lấy vợ

- Hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện gắn với những kỉ niệm tình yêu của dì Mây và chú San, đó cũng là nơi phản ánh hiện thực chiến tranh khốc liệt mà bi thương.

Câu 6. Nhận xét điểm nhìn và người kể chuyện trong văn bản.

Phương pháp: 

- Đọc kĩ văn bản, xác định đúng yêu cầu đề bài

- Nêu quan điểm cá nhân một cách khách quan.

Lời giải: 

- Điểm nhìn của người kể chuyện: ngôi thứ ba, người kể toàn tri, đứng bên ngoài và kể lại câu chuyện

- Tác dụng

+ Dẫn dắt người đọc tìm hiểu thế giới các nhân vật

+ Đưa ra cách nhìn nhận, đánh giá các nhân vật từ điểm nhìn của người kể chuyện

+ Đem đến cho bạn đọc cái nhìn khách quan, đa chiều về cuộc sống

Câu 7. Theo em vấn đề đặt ra trong truyện ngắn này là gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng)

Phương pháp: 

- Đọc và tìm hiểu tác phẩm

- Xác định đúng yêu cầu của bài.

- Xác định vấn đề trong truyện ngắn, đặt vấn đề trong truyện vào hoàn cảnh sống hiện tại và rút ra kết luận.

Lời giải: 

Vấn đề được đặt ra trong truyện ngắn này là hậu quả chiến tranh tác động lên cuộc sống con người và bài ca của tình người. Những năm tháng kháng chiến gian khổ, ác liệt không chỉ khiến cho biết bao chiến sĩ hi sinh mà còn gây ly biệt gia đình, chia rẽ hạnh phúc đôi lứa. Thế nhưng dù vậy, dân tộc ta vẫn luôn đặt tình yêu nước, đặt nhiệm vụ thống nhất đất nước lên hàng đầu. Và càng trong nghịch cảnh, tình yêu thương giữa người với người lại càng thêm gắn bó, đoàn kết. Đó chính là truyền thống, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam ta.

Sachbaitap.com 

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan