Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Quê hương ngắn nhất - Văn 8 tập 2

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn bài Quê hương ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 8 tập 2. Câu 3. Hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.

Bố cục:

- 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê.

- 6 câu tiếp: Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá.

- 8 câu tiếp: Cảnh thuyền cá về bến.

- 4 câu cuối: Nôn nao nỗi nhớ làng, nhớ biển quê hương.

Nội dung chính: 

Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

Câu 1 trang 18 - Văn 8 Tập 2

Câu hỏi: 

Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi và cảnh đón thuyền cá về bến. Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật đáng chú ý?

Trả lời: 

a. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi được miêu tả trong 6 câu (câu 3 - câu 8).

- Câu 3 - 4: Thời điểm ra khơi là một buổi sáng đẹp trời, thời tiết rất thuận lợi cho việc đi biển: bầu trời cao rộng, trong trẻo, gió mát nhẹ, bình minh nhuốm màu hồng rực rỡ. Dân chài là những chàng trai căng tràn sức lực, háo hức ra khơi.

- Câu 5 - 6: Hình ảnh con thuyền băng mình ra khơi một cách dũng mãnh được ví như con tuấn mã đẹp và khỏe mạnh; một loạt từ ngữ diễn tả thế băng tới của con thuyền: hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt càng tạo nên khí thế lao động hăng say, sức mạnh khoẻ khoắn của người dân chài.

- Câu 7 - 8: Hình ảnh cánh buồm trắng căng phồng, no gió ra khơi được so sánh với mảnh hồn làng sáng lên vẻ đẹp lãng mạn. Từ đó, hình ảnh cánh buồm căng gió biển quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng vừa thơ mộng vừa hùng tráng.

b. Cảnh đón thuyền cá về bến sau một ngày lao động (8 câu tiếp).

- Cảnh ồn ào, tấp nập trên bến khi đón thuyền về và niềm vui trước những thành quả lao động, gợi ra một sức sống, nhịp sống náo nhiệt.

- Hình ảnh người dân chài mang vẻ đẹp khỏe khoắn. Cuộc sống vất vả nhưng thi vị.

- Hình ảnh con thuyền: Tác giả không chỉ thấy con thuyền đang nằm im trên bến mà còn "thấy" sự mệt mỏi say sưa của con thuyền => tình cảm đằm sâu, máu thịt của tác giả trong đó.

Câu 2 trang 18 - Văn 8 Tập 2

Câu hỏi: 

Phân tích các câu thơ "Cánh buồm giương... thâu góp gió" và "Dân chài lưới... vị xa xăm." Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu này có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Trả lời: 

Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng

Rướm thân trắng bao ba thâu góp gió     

 - Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng vừa hùng tráng. Tế Hanh như nhận ra đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài. Nhà thơ vừa vẽ ra chính xác cái hình, vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật. Sự so sánh ở đây không chỉ làm cho việc miêu tả được cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao. 

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.    

 - Hai câu thơ là một bức tranh vẽ phác về hình ảnh dân chài. Đó là những con người dường như được sinh ra từ biển. Cuộc sống biển khơi dãi dầu mưa nắng làm cho làn da "ngăm rám" lại, trong cả "hơi thở" của thân hình cũng là hương vị xa xăm của biển. Hai câu thơ không phải chỉ là sự miêu tả đơn thuần mà nó là sự cảm nhận bằng cả một tâm hồn sâu sắc với quê hương.

Câu 3 trang 18 - Văn 8 Tập 2

Câu hỏi: 

Hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.

Trả lời: 

Tình cảm của tác giả đối với quê hương thật đằm thắm, sâu sắc. Xa quê, tác giả luôn nhớ về quê mình với vị mặn mòi, màu xanh của biển, với cánh buồm trắng, những con thuyền ra khơi và những thân hình vạm vỡ của những người dân chài... Nếu không có tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người và cuộc sống lao động của làng chài quê hương thì Tế Hanh sẽ không có được những câu thơ xuất thần, độc đáo như vậy.

Câu 4 trang 18 - Văn 8 Tập 2

Câu hỏi: 

Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật? Theo em, bài thơ được viết theo phương thức miêu tả hay biểu cảm, tự sự hay trữ tình?

Trả lời: 

- Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm.

- Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa.

- Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu.

- Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê.

- Sử dụng phương pháp biểu đạt tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan