Bài tập
1. Bài tập 1, trang 129, SGK.
2. Bài tập 2, trang 129, SGK.
3. Bài tập 3, trang 129 -130, SGK.
4. Những từ sau đây : đôi, tá, cặp giống và khác với số từ như thế nào ? Đặt câu với một trong những từ đó.
5. Trong các câu sau, có hai câu có từ mọi. Có thể thay từ tất cả vào chỗ của từ mọi không ? Nếu chỉ dùng từ tất cả (không dùng từ mọi) thì câu phải như thế nào ?
Mọi người vừa đi vừa nói chuyện, pha trò, gọi nhau í ới. Cu Tí nhìn theo. Có ai nhận ra cu Tí cất tiếng gọi. Mọi người quay nhìn, cười vang, đùa nhau gọi cu Tí.
Gợi ý làm bài
1. HS tìm các số từ (ở các dòng 1, 3, 4 của bài thơ).
Để xác định ý nghĩa của số từ, HS chú ý đến vị trí của số từ so với danh từ. Nếu số từ đứng trước danh từ, thì số từ chỉ số lượng ; nếu đứng sau, thì chỉ số thứ tự.
2. Thông thường, các từ trăm, ngàn khi kết hợp với số từ thì chỉ số lượng chính xác (ví dụ : một trăm, một ngàn,..), còn từ muôn chỉ số lượng không chính xác.
HS xét xem các từ trăm, ngàn được dùng trong câu thơ có chỉ đúng "trăm, ngàn" không hay chỉ một số lượng không chính xác.
3. Từng và mỗi đều chỉ ý phân phối, tách riêng từng cá thể sự vật, nhưng từng hàm ý "lần lượt, cái trước, cái sau", còn mỗi không có ý đó.
4. HS chú ý đến ý nghĩa và khả năng kết hợp của các từ đôi, tá, cặp, chục để tìm ra sự giống và khác nhau với số từ.
5. Từ mọi chỉ sự phân phối, từ tất cả chỉ tổng lượng. Hai từ này có thể đi cùng nhau để chỉ tổng thể, ví dụ : Tất cả mọi người (nhân mạnh ý : khồng trừ một ai) hoặc có thể dùng thay nhau khi danh từ đi kèm chỉ sự vật, người.... xác định, ví dụ : Tất cả học sinh lớp 6A - Mọi học sinh lớp 6A...
Sachbaitap.com
>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục