Bố cục:
- 12 câu đầu : Thúy Kiều báo ân.
- 22 câu cuối : Thúy Kiều báo oán.
Nội dung chính:
Đoạn trích miêu tả cảnh báo ân báo oán đối với hai nhân vật là Thúc Sinh và Hoạn Thư, qua đó làm nổi bật tấm lòng nhân nghĩa, cao thượng của Thúy Kiều đồng thời thể hiện ước mơ công lí, chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con người bị áp bức sẽ đứng lên cầm cán cân công lí.
Câu 1 trang 108 - Văn 9 Tập 1
Câu hỏi:
Mười câu đầu tả cảnh Thúy Kiều báo ân
Qua lời của Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là người như thế nào?
Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư? Có sự khác nhau như thế nào trong ngôn ngữ của Kiều khi nói với Thúc Sinh và khi nói với Hoạn Thư?
Trả lời:
Thúy Kiều báo ân :
- Qua lời của Kiều với Thúc Sinh ta thấy Kiều là người nặng tình, nặng nghĩa, nàng rất trân trọng việc Thúc Sinh chuộc nàng khỏi lầu xanh, tuy Thúc Sinh không giúp được khi Hoạn Thư hành hạ nàng nhưng nàng vẫn tạ ơn Thúc Sinh rất hậu.
- Kiều nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư chứng tỏ vết thương lòng, đau đớn mà Hoạn Thư gây ra nàng không quên được.
- Lời nói với Thúc Sinh trang trọng, dùng nhiều điển cố vì Kiều vẫn luôn biết ơn Thúc Sinh, còn lời nói về Hoạn Thư lại nôm na bình dị, sử dụng lối nói dân gian tỏ thái độ xem thường.
Câu 2 trang 108 - Văn 9 Tập 1
Câu hỏi:
Những câu thơ còn lại tả cảnh Thúy Kiều báo oán
Những lời đầu tiên khi Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu như thế nào?
Thái độ của Kiều thể hiện qua giọng điệu ấy.
Trả lời:
Giọng điệu của Kiều trong đoạn thơ báo oán thể hiện sự mỉa mai. Hoạn Thư bị đưa đến như là một phạm nhân, thế nhưng Kiều vẫn chào hỏi, lại dùng từ xưng hô cũ “tiểu thư” trong khi ngôi vị của hai người đã hoàn toàn thay đổi. Sau sự mỉa mai, Kiều đã chỉ đích danh con người Hoạn Thư là con người ghê gớm xưa nay hiếm trong cả giới phụ nữ "Đàn bà dễ có mấy tay – Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan". Liên tiếp các từ ngữ dùng theo nghệ thuật hoán dụ "tay, mặt, gan" Kiều đã khẳng định Hoạn Thư là con người ghê gớm hiếm có từ xưa đến nay. Càng cay nghiệt, càng gây nhiều oan trái thi tất nhiên sẽ càng phải hứng chịu những trừng phạt sòng phẳng từ phía người bị hại. Thái độ của Kiều là dứt khoát, rõ ràng. Nàng sẽ thẳng tay trừng trị Hoạn Thư.
Câu 3 trang 108 - Văn 9 Tập 1
Câu hỏi:
Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí ra sao? Lời kêu ca của Hoạn Thư thực chất là gỡ tội. Em hãy tìm hiểu:
Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư
Các lí lẽ của Hoạn Thư đã tác động tới Kiều như thế nào?
Qua lời đối đáp của Hoạn Thư. em có cảm nhận gì về tính cách của nhân vật?
Trả lời:
- Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư : xóa ranh giới kẻ thù, về cùng phía “phận đàn bà” → từ trọng tội biến thành chuyện nhỏ “thường tình” → kể rằng từng tha cho Kiều→ tỏ thái độ “riêng riêng những kính yêu” → nhận lỗi và mong tha thứ.
- Các lí lẽ đó tác động tới Kiều : nhìn ra sự khôn ngoan của Hoạn Thư, Kiều có phần nguôi ngoai, mắc vào thế khó đành tha bổng cho Hoạn Thư.
- Tính cách Hoạn Thư : khôn ngoan, lọc lõi, tâm địa mưu mô, thủ đoạn.
Câu 4 trang 108 - Văn 9 Tập 1
Câu hỏi:
Vì sao Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư? Việc làm ấy của Kiều có hợp lí không?
Những lời cuối của Kiều nói với Hoạn Thư cho thấy Kiều là người như thế nào?
Trả lời:
Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư vì những lí do:
1. Lời lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư khi trình bày lí do để cãi tội. Ghen là chuyện thường tình, có công với Kiều, vẫn kính yêu Kiều, nhưng không thể đối xử khác trong tình huống chồng chung.
2. Hoạn Thư đã thừa nhận tội lỗi của mình.
3. Thị đã xin mở lượng khoan hồng: Trong tình huống đó, nếu Kiều vẫn không tha cho Hoạn “Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”. Thư thì nàng sẽ mang tiếng là người nhỏ nhen, là người cố chấp khi kẻ tình địch đã biết nhận lỗi, đã cất lời xin. Kiều là con người rộng lượng, chính vì vậy nàng tha bổng Hoạn Thư.
=> Điều này thể hiện tấm lòng nhân đạo và trí tuệ sáng suốt của Nguyễn Du. Ông đã không để Kiều trừng phạt Hoạn Thư như trong sách của Thanh Tâm Tài Nhân. Và vì thế nàng Kiều của Nguyễn Du nhân hậu và độ lượng hơn.
Câu 5 trang 108 - Văn 9 Tập 1
Câu hỏi:
Qua đoạn trích, phân tích tính cách Thúy Kiều và Hoạn Thư
Trả lời:
- Hoạn Thư khôn ngoan, lọc lõi, có tâm địa và thủ đoạn. Trong cảnh “hồn lạc phách xiêu” vẫn đưa ra được những lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục.
- Thúy Kiều giàu lòng vị tha, tình nghĩa. Đối với Thúc Sinh biết ơn, trân trọng, đối với Hoạn Thư giận nhưng vẫn rộng lượng tha tội.
Luyện Tập:
Trả lời câu hỏi (trang 109 SGK Ngữ văn 9, tập 1)
Phân tích những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lí, nhất quán trong tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư
Trả lời:
Những biểu hiện đa dạng:
- Thúy Kiều tình nghĩa, yêu ghét rõ ràng, rộng lượng : vẫn nhớ ơn và báo ơn Thúc Sinh đã cứu mình khỏi lầu xanh, nhớ thù Hoạn Thư nhưng khi nghe lời lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư thì vẫn rộng lượng tha bổng.
- Hoạn Thư : khôn ngoan, khéo nói : sợ hãi mà vẫn khéo léo bào chữa tội mình
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục