Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng) ngắn nhất Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức

Bình chọn:
3.2 trên 11 phiếu

Soạn bài Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng) SGK Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Người viết tập trung bàn luận về vấn đề gì trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng?

* Đọc văn bản

1. Theo dõi: Vấn đề được nêu ra để bàn luận

- Mỗi tác phẩm có một lối, một ngón nghề riêng trong cách nhìn, cách nghĩ, cách viết

- Tảng sáng cũng như Quê nội là những tập truyện dài, gần như không có cốt truyện nhưng lại có sức hấp dẫn lạ lùng. 

2. Theo dõi: Ý kiến của người viết về hoàn cảnh đời sống trong tác phẩm 

- Đây là một sự chuyển mình, thay đổi toàn diện của chế độ xã hội mới. Nó làm thay đổi hẳn nếp sống thường ngày từ trước: Những con người làm việc hơi quá sức mình một chút, họ lo đến công việc xã hội hơn công việc nhà mình. 

3. Theo dõi: Ý kiến của người viết về thế giới nhân vật trong tác phẩm

- Những nhân vật đáng yêu, mang cá tính riêng nhưng lại giống nhau ở sự tích cực làm việc xã hội

4. Theo dõi: Cách nêu bằng chứng để làm rõ ý kiến của người viết

- Tác giả đưa ra bằng chứng cụ thể về các tuyến nhân vật để chứng minh cho ý kiến của mình

5. Theo dõi: Ý kiến của tác giả về người kể chuyện trong tác phẩm.

- Vai “tôi” dễ có điều kiện dẫn dắt bạn đọc đi vào những suy nghĩ thầm kín của nhân vật, từ đó đẩy ống kính cận cảnh vào các nhân vật vệ tinh khác của mình.

- Tuy nhiên, vai “tôi” cũng có nhiều nhược điểm, nhược điểm lớn nhất là không nhìn được xa, không nói được nội tâm, suy nghĩ của các nhân vật trực diện khác.

6. Theo dõi: Nhận xét chung về sức hấp dẫn của tác phẩm

- Tác phẩm khiến người đọc xúc động, xao xuyến với những cảnh sinh hoạt của người dân nơi đây. 

* Sau khi đọc

Câu 1 (trang 106, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Người viết tập trung bàn luận về vấn đề gì trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng?

Lời giải chi tiết: 

- Người viết tập trung bàn luận về vấn đề vẻ đẹp giản dị và chân thật trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng. 

Câu 2 (trang 106, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến gì về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm? Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy?

Lời giải chi tiết: 

- Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu ý kiến gì về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm: 

+ Về nội dung: Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương nông thôn miền Trung. Các nhân vật là những người nông dân bình thường vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương, vừa tự chuẩn bị chống giặc giữ làng. Đây là một sự chuyển mình, thay đổi toàn diện của chế độ xã hội mới. Nó làm thay đổi hẳn nếp sống thường ngày từ trước: Những con người làm việc hơi quá sức mình một chút, họ lo đến công việc xã hội hơn công việc nhà mình.

+ Về nghệ thuật: Tác giả đã nêu ý kiến về người kể chuyện vai “tôi”, nêu các bằng chứng làm sáng tỏ ý kiến, …

- Em căn cứ vào bài phê bình của tác giả để xác định như vậy 

Câu 3 (trang 106, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Hãy tìm những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội. Cách trình bày bằng chứng của người viết có điều gì đáng chú ý?

Lời giải chi tiết: 

- Những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội:

+ Hoàn cảnh đời sống: Đây là một sự chuyển mình, thay đổi toàn diện của chế độ xã hội mới. Nó làm thay đổi hẳn nếp sống thường ngày từ trước: Những con người làm việc hơi quá sức mình một chút, họ lo đến công việc xã hội hơn công việc nhà mình.

+ Nêu bằng chứng về các tuyến nhân vật: Những nhân vật đáng yêu, mang cá tính riêng nhưng lại giống nhau ở sự tích cực làm việc xã hội

+ Về vai kể chuyện: Vai “tôi” dễ có điều kiện dẫn dắt bạn đọc đi vào những suy nghĩ thầm kín của nhân vật, từ đó đẩy ống kính cận cảnh vào các nhân vật vệ tinh khác của mình. Tuy nhiên, vai “tôi” cũng có nhiều nhược điểm, nhược điểm lớn nhất là không nhìn được xa, không nói được nội tâm, suy nghĩ của các nhân vật trực diện khác.

- Cách trình bày bằng chứng của người viết đáng chú ý vì tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, bóc tách, cảm nhận sâu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Quê nội. 

Câu 4 (trang 106, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện như thế nào trong bài viết này?

Lời giải chi tiết:

Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện như thế nào trong bài viết này: Tác giả muốn chứng minh, phê bình về khía cạnh vẻ đẹp giản dị, chân thật của tác phẩm Quê nội nên ông đã đi sâu vào nêu dẫn chứng, rồi bàn luận, nêu những suy nghĩ, ý kiến của mình về vấn đề đó

* Viết kết nối với đọc  

Tưởng tượng em là một nhà phê bình, hãy viết đoạn văn (khoảng 6 - 8 câu) nêu ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước mà em đã đọc.

Lời giải chi tiết: 

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi nói về cuộc đời lưu lạc của một cậu bé tên An và con đường đến với Cách mạng của cậu. Tôi đặc biệt có ấn tượng sâu sắc với đoạn "Chợ Năm Căn...xóm chợ vùng rừng Cà Mau. Nếu nói nơi nào phản ánh được chất lượng cuộc sống của người dân thì nơi ấy có lẽ là chợ, chợ Năm Căn được miêu tả là "nằm sát bên bờ sông , ồn ào, tấp nập". Chợ thật mộc mạc, đơn sơ với hình ảnh những "túp lều lá kiểu thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những căn nhà gạch văn minh hai tầng", một hình ảnh lai hóa giữa cái văn minh và xưa cũ, đó là biểu hiện của sự phát triển, Năm Căn đang dần trở nên trù phú, giàu có hơn. Nơi đây mang những đặc điểm riêng biệt mà chẳng vùng miền nào của đất nước có được, "những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông" hay "những lò than củi" nơi sản xuất ra thứ than được mệnh danh là "nổi tiếng" nhất miền Nam. Cuộc sống về đêm lại càng trở nên náo nhiệt và nhộn nhịp hơn cả…Với ngòi bút sáng tạo, óc quan sát tỉ mỉ, Đoàn Giỏi đã mang đến cho độc giả một góc nhìn mới về khung cảnh vùng sông nước Cà Mau, đặc biệt là vùng chợ Năm Căn. 

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan