Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội – Văn 10 Cánh Diều

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn văn 10 Cánh Diều bài Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội. Nhận biết các tri thức về bối cảnh lịch sử, văn hóa, hiểu biết về Nguyễn Trãi được nêu trong bài. Quan niệm của em về lòng yêu nước.

1. ĐỊNH HƯỚNG 

Câu 1 (trang 21, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Đề bài: Văn bản bàn về vấn đề gì?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo.

- Chú ý vấn đề chính được nói đến trong văn bản.

Lời giải: 

- Văn bản bàn về sự nghiệp của Nguyễn Trãi trong mối quan hệ với sự nghiệp của quốc gia, dân tộc.

Câu 2 (trang 21, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Đề bài: Xác định luận đề và luận điểm của văn bản.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo.

- Đánh dấu luận đề và luận điểm của văn bản.

Lời giải:

- Luận đề: “Sự nghiệp anh hùng của một dân tộc bao gồm sự nghiệp của những người trí thức”

+ Luậnđiểm 1: Ưu hoạn của Nguyễn Trãi là ưu hoạn của người gắn bó với nhân dân

+ Luận điểm 2: Đau khổ của người trí thức chân chính là đau khổ được nhân lên gấp đôi

Câu 3 (trang 22, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Đề bài: Chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo.

- Đánh dấu các lí lẽ và bằng chứng.

Lời giải:

- Lí lẽ: Ưu hoạn của Nguyễn Trãi là ưu hoạn của người gắn bó với nhân dân, là ưu hoạn của bản thân nhân dân, là ưu hoạn đã tạo nên chính sự nghiệp của người trí thức

- Bằng chứng:

Khi Trần Hưng Đạo “ngày quên ăn, đêm quên ngủ, nước mắt đầm đìa, lòng đau như cắt” thì ưu hoạn của ông chính là ưu hoạn của người trí thức anh hùng trơcs sự tàn bạo của quân thù và nguy cơ diệt vong của cả dân tộc.

- Lí lẽ: Đau khổ của người trí thức là đau khổ được nhân lên gấp đôi

- Bằng chứng: Nguyễn Trãi đã suốt đời suy tư trước nỗi đau khổ của nhân dân....:

“Bình sinh độc bão tiên ưu niệm

 Toạ ủng hàn khâm dạ bất miên”

Câu 4 (trang 22, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Đề bài: Nhận biết các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh

Phương pháp giải:

     Đọc kĩ văn bản tham khảo.

Lời giải:

- Thao tác phân tích

+ Nguyễn Trãi luôn coi mình là....suốt cả cuộc đời

- Thao tác bác bỏ: “Sao có thể gọi là tri thức những kẻ chỉ lo lắng cho bản thân và chỉ băn khoăn trước sự mất mát còn nhỏ nhặt của cuộc sống? ...”

- Thao tác so sánh:

+ Khi Trần Hưng Đạo .... diệt vong của dân tộc

+ Khắc hẳn với những nhà nho.... dưới cờ của Lê Lợi

- Thao tác chứng minh

+ Bao nhiêu bài thơ đã phản ảnh những suy tư ấy của Nguyễn Trãi .... khâm dạ bất miên”

Câu 5 (trang 22, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Đề bài: Nhận biết các tri thức về bối cảnh lịch sử, văn hóa, hiểu biết về Nguyễn Trãi được nêu trong bài.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản tham khảo.

- Đánh dấu các tri thức về bối cảnh lịch sử, văn hóa, hiểu biết về Nguyễn Trãi được nêu trong bài.

Lời giải:

- Các tri thức về bối cảnh lịch sử văn hoá, Nguyễn Trãi

+ Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn

+ Cháu ngoại của nhà Trần, đỗ tiến sĩ, làm quan Ngự sử của triều cũ

2. THỰC HÀNH

Đề bài: Quan niệm của em về lòng yêu nước.

Phương pháp:

- Xác định yêu cầu của đề (Xem lại mục Định hướng ở trên).

- Tìm ý và lập dàn ý.

- Viết bài.

- Sửa lỗi (nếu có)

Lời giải: 

Dân gian ta có câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Câu ca dao đã gợi lên trong chúng ta những suy nghĩ về lòng yêu nước trong cuộc sống hiện nay. Vậy lòng yêu nước là gì? Yêu nước là trân trọng những gì tốt đẹp thuộc về đất nước, có lòng tự tôn dân tộc và ý thức trách nhiệm xây dựng phát triển Tổ quốc. Dù là quá khứ hay hiện tại, lòng yêu nước luôn mang ý nghĩa quan trọng với mỗi người trong cuộc sống. Tình yêu nước không phải những việc làm quá lớn lao, cao cả, đôi khi nó chính là sống có trách nhiệm với bản thân, yêu thương mọi người xung quanh, trân trọng cuộc sống từ những điều nhỏ nhặt nhất.  Người có lòng yêu nước là người luôn cố gắng chăm chỉ học tập và làm việc, đóng góp có ích cho cuộc đời. Họ tuân thủ luật pháp, không sa vào các tệ nạn xã hội, luôn biết bảo vệ môi trường sống chung. Không những thế, con người yêu nước khi biết gìn giữ những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và lan tỏa nó đến bạn bè quốc tế. Như vậy, tinh thần  yêu nước luôn hiện hữu xung quanh chúng ta. Vậy tại sao mỗi người cần phải có lòng yêu nước? Trước hết, yêu nước giúp mỗi cá nhân sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội. Lòng yêu nước giúp gắn bó tinh thần đoàn kết của mọi người trong cộng đồng, giúp lan tỏa tình yêu thương trong xã hội. Chúng ta có thể thấy được tinh thần ấy mỗi khi Việt Nam có giải đấu bóng đá với bạn bè quốc tế, màu cờ sắc áo của người Việt dường như nhuộm đỏ cả khán đài, trên mọi nẻo đường. Dù đó chỉ là một môn thể thao nhưng qua cách cổ vũ, cách ăn mừng chiến thắng, chúng ta có thể thấy lòng yêu nước luôn thường trực trong mỗi người dân đất Việt. Nhờ có tình cảm cao đẹp ấy, kinh tế đất nước ngày càng phát triển, đời sống xã hội ngày càng lành mạnh văn minh, tệ nạn được đẩy lùi, việc tốt được lan tỏa. Vừa qua, khi cơn bão lũ tràn tới khúc ruột miền Trung, nhân dân cả nước cùng chung tay quyên góp ủng hộ, giúp đỡ người dân vực lại cuộc sống. Là một người có lòng yêu nước, chủ tịch Phạm Nhật Vượng cùng tập đoàn Vingroup đã ủng hộ 13 tỷ cứu trợ cho ba tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị. Không những thế, bằng một tình cảm nồng nàn yêu nước, Việt Nam trở nên đẹp đẽ và đáng ngưỡng mộ hơn trong mắt bạn bè quốc tế, trở thành niềm tự hào của mỗi người dân. Tình yêu nước có ý nghĩa quan trọng như thế, vậy chúng ta cần làm gì để lan tỏa nó trong cộng đồng? Trước hết, mỗi người cần có một ý thức trách nhiệm, trân trọng cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội. Hãy tích cực tham gia những hoạt động chung, đóng góp có ích cho xã hội. Hãy thực hiện nghiêm túc luật pháp, bảo vệ môi trường, không nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu làm tổn hại đến hình ảnh đất nước. Luôn có ý thức tôn vinh dân tộc và làm đẹp và làm giàu cho Tổ quốc. Chúng ta cần ngợi ca những cá nhân, tổ chức có công với đất nước, lên án phê phán những kẻ phản quốc, bôi nhọ dân tộc. Tuy nhiên, yêu nước không có nghĩa là yêu một cách mù quáng hay lợi dụng lòng yêu nước để chuộc lợi bản thân. Yêu nước là phải biết hạn chế những cái xấu của đất nước, phát huy những điểm tốt để đất nước ngày một tươi đẹp hơn. Là học sinh, dù chưa thể đóng góp nhiều cho xã hội nhưng tôi luôn ý thức trách nhiệm học tập của bản thân, để có thể trở thành một người có ích, xứng đáng là người dân đất Việt.

Sachbaitap.com 

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan