Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Nguyễn Trãi, cuộc đời và sự nghiệp - Văn 10 Cánh Diều

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn Văn 10 Cánh Diều tập 2 bài Nguyễn Trãi, cuộc đời và sự nghiệp. Nguyễn Trãi có vai trò, vị trí như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Chú ý những đóng góp của Nguyễn Trãi cho đất nước và bi kịch cuối đời ông. Nguyễn Trãi có đóng góp như thế nào về văn hóa?

NỘI DUNG CHÍNH

Văn bản giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi

TÓM TẮT 

Nguyễn Trãi không chỉ là người anh hùng dân tộc mà còn là nhà văn hóa, nhà văn kiệt xuất. Nguyễn Trãi đóng góp công lớn giúp Lê Lợi đánh bại quân Minh. Khi hòa bình lập lại, Nguyễn Trãi đem hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, vì một số lý do, Nguyễn Trãi đã lui về ở ẩn tại Côn Sơn. Khi được Lê Thái Tông trọng dụng, ông lại ra giúp đời, giúp nước. Năm 1442, Nguyễn Trãi bị bọn gian thần vu oan và phải chịu án “tru di tam tộc” (vụ án Lệ Chi viên). Nguyễn Trãi không chỉ là người anh hùng dân tộc mà những đóng góp của ông đã tạo ra bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển của văn hóa, văn học Việt Nam. Ngoài những đóng góp quan trọng trong các hoạt động thực tiễn, ông còn để lại một di sản to lớn trên nhiều lĩnh vực: tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, lịch sử, địa lí, văn học,.. Thơ văn Nguyễn Trãi là cầu nối giữa xưa với nay, nối Việt Nam với nhân loại.

1. CHUẨN BỊ

- Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử, văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỉ XV và cuộc đời, sự nghiệp chính trị, văn hóa, văn học của Nguyễn Trãi để vận dụng vào đọc hiểu văn bản.

- Xem lại các kiến thức đã được học về thơ văn Nguyễn Trãi ở Trung học cơ sở và bổ xung các thông tin mới tìm hiểu được về tác giả.

Trả lời:

- Hoàn cảnh lịch sử, văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỉ XV

+ Quân Minh xâm lược, nhà Hồ sụp đổ, Đại Việt rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc trong 2 thập kỉ (1407 – 1427)

+ Cuối năm 1427, Lê Lợi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thành công ở trân Chi Lăng. – Xương Giang, đánh bại quân Minh xâm lược, mở ra triều đại nhà Lê

- Cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Trãi

* Trước khởi nghĩa Lam Sơn

+ Nợ nước thù nhà

+ Nuôi chí lớn

+ Chọn con đường

* Trong khởi nghĩa Lam Sơn

+ Tham gia đóng góp tích cực

+ Dâng “Bình Ngô sách”-sách lược tâm công

+ Viết “Thư thảo định”.

+ Từng vào thành giặc thuyết phục giảng hòa, đầu hàng

+ Soạn thảo “Bình Ngô đại cáo”

* Sau khởi nghĩa Lam Sơn:

+ Nguyễn Trãi bị oan, bỏ tù

+ Vụ án Lệ Chi Viên gây ra đau thương, bi kịch đến gia tộc Nguyễn Trãi.

=> Nguyễn Trãi vừa là một vĩ nhân vừa là một con người đời thường.

* Sự nghiệp văn học

+ Tác phẩm chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Nguyễn Phi Khanh Truyện,…

+ Tác phẩm chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Dư địa chí

2. ĐỌC HIỂU 

Câu 1. Nguyễn Trãi có vai trò, vị trí như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn văn đầu của văn bản.

Trả lời:

- Nguyễn Trãi đã dâng Bình Ngô sách, cùng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc việc quân, vạch ta đường lối chiến lược của cuộc khởi nghĩa.

- Giúp Lê Lợi soạn thảo chiếu lệnh, văn thư, đấu tranh ngoại giao với quân Minh

- Viết “Bình Ngô đại cáo”

Câu 2. Chú ý những đóng góp của Nguyễn Trãi cho đất nước và bị kịch cuối đời ông

Phương pháp: 

Đọc kĩ đoạn văn phần 2.

 Trả lời:

- Nguyễn Trãi đem hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước.

- Do mâu thuẫn trong triều đình, bọn quyền thần, gian thần lộng hành, Nguyễn Trãi không còn được tin dùng như trước. Giữa lúc đang giữ trọng trách công việc quốc gia thì năm 1442, xảy ra vụ án Lệ Chi viên, ông bị bọn gian thần vu tội giết vua và chịu án “tru di tam tộc”

 Câu 3. 

Nguyễn Trãi có đóng góp như thế nào về văn hóa?

 Phương pháp:

- Đọc kĩ đoạn văn phần 2.

- Chú ý những thông tin về đóng góp của Nguyễn Trãi.

 Trả lời:

- Nguyễn Trãi có đóng góp ở các lĩnh vực: tư tởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, lịch sử, địa lí, văn học,....

- Các tác phẩm chính: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô, Phù núi Chí Linh, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Chuyện cũ về cụ Băng Hồ, Dư địa chí, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập,....

 Câu 4. Những nội dung cơ bản của phần này là gì?

Phương pháp: 

- Đọc và tóm lược thông tin cơ bản của đoạn 3 phần 2.

- Chú ý câu mở đầu của đoạn.

Trả lời:

- Nguyễn Trãi giúp Lê Lợi cho mở kì thi, lựa chọn nhân tài để phục vụ cho công cuộc kiến thiết đất nước lâu dài

- Chủ trương xây dựng thế chế chính trị thân dân vững mạnh, kết hợp truyền thống dân chủ, đoàn kết của dân tộc và những mặt tích cực của Nho giáo với khát vọng “khiến cho trong thôn cùng xóm vắng không còn một tiếng hờn giận oán sầu”

- Có những kế hoạch mới về việc xây dựng hình luật, âm nhạc, khoa cử, tiến hành các quy chế về lễ nghi, nội trị, biên soạn sách vở,...

Câu 5. Chú ý các lĩnh vực mà Nguyễn Trãi có đóng góp và các tác phẩm chính của ông.

Phương pháp: 

- Đọc phần 2.

- Chú ý những chi tiết nói về đóng góp và tác phẩm chính của Nguyễn Trãi.

Trả lời: 

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện qua những sáng tác của ông

Câu 6. Câu nào nêu nhận xét khái quát về con người Nguyễn Trãi thể hiện trong thơ văn.

Phương pháp: 

Đọc kĩ đoạn văn nói về thơ văn Nguyễn Trãi.

Lời giải: 

Thơ văn Nguyễn Trãi phản ánh bức chân dung con người Nguyễn Trãi với vẻ đẹp của sự hài hoà giữa một vĩ nhân và một

con người hết sức đời thường.

Câu 7. Bài viết đã dẫn ra những tác phẩm nào của Nguyễn Trãi. 

Phương pháp: 

- Đọc kĩ đoạn văn thuộc phần 4.

- Tìm kiếm tên những tác phẩm được nhắc đến.

Lời giải: 

- Đại cáo bình Ngô

- Quốc âm thi tập: Ngôn chí 7, Thuật hứng 19, Mạn thuật 6, Gươm báu khuyên răn 26, Bạch Đằng hải khẩu, Mạn thuật 4, Tự thuật 9, Tùng 1, Gươm báu khuyên răn 5

- Phù núi Chí Linh

- Ức Trai thi tập

Câu 8. Phần này nêu vấn đề gì trong thơ văn Nguyễn Trãi?

Phương pháp: 

- Chú ý đoạn văn nói về thơ văn Nguyễn Trãi.

- Chú ý câu văn đầu tiên và câu văn thứ hai.

Lời giải: 

Thơ văn Nguyễn Trãi là sự kết tinh nghệ thuật của nhiều thế kỉ văn học

Câu 9. Chú ý vị trí và đóng góp của hai tập thơ Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập.
 
Phương pháp: 

Đọc kĩ đoạn văn và chú ý những câu văn nói về vị trí và đóng góp của hai tập thơ.

Lời giải: 

- Với Ức trai thi tập, ông đã đưa thơ chữ Hán Việt Nam đạt đến độ nhuần nhị, tạo ra một thế giới thẩm mĩ phong phú, vừa trí tuệ, hào hùng, lại vừa trữ tình, lãng mạn.

- Với Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã khẳng định tiếng Việt là một ngôn ngữ văn học có khả năng phản ánh sâu sắc thế giới nội tâm của con người cũng như đời sống xã hội.

Câu 10. Kết thúc văn bản, người viết khẳng định điều gì?
Phương pháp: 
 
Đọc và tóm lược đoạn kết của văn bản.
 
Lời giải: 
 
Người viết khẳng định tầm vóc, vị trí của Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, tinh hoa của dân tộc. Thơ văn Nguyễn Trãi nối xưa với nay, nối Việt Nam với nhân loại.
 
*Trả lời câu hỏi cuối bài: 
 
Câu 1. Văn bản Nguyễn Trãi - Cuộc đời và sự nghiệp gồm mấy phần, mỗi phần giới thiệu cho người đọc những nội dung gì?

Phương pháp: 

- Đọc kĩ văn bản, chia bố cục cho văn bản.

- Chú ý nội dung của mỗi phần.

Lời giải: 

- Văn bản gồm 2 phần

+ Phần 1: Người anh hùng dân tộc: Giới thiệu về cuộc đời Nguyễn Trãi với những đóng góp cho đất nước và bi kịch cuối đời

+ Phần 2: Nhà văn hoá, nhà văn kiệt xuất: Giới thiệu những đóng góp về văn hoá của Nguyễn Trãi đối với đất nước và giá trị thơ văn của ông.

Câu 2. Dựa vào văn bản trên, em hãy xác định:

- Những điểm cần lưu ý về bối cảnh lịch sử, văn hóa của thời đại Nguyễn Trãi.

- Trong cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện và dấu mốc quan trọng nào? Những sự kiện và dấu mốc này có liên quan như thế nào tới sự nghiệp văn học của ông?

Phương pháp: 

- Đọc kĩ văn bản.

- Đánh dấu những điểm cần lưu ý theo yêu cầu của đề bài.

Lời giải: 

- Về bối cảnh lịch sử, văn hoá của thời đại Nguyễn Trãi:

+ Giặc Minh cướp nước

+ Lê Lợi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

- Về cuộc đời Nguyễn Trãi

+ Sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và văn hoá văn học => nuôi dưỡng tư tưởng nhân nghĩa trong những sáng tác của ông

+ Nguyễn Trãi bị giặc Minh giam lỏng ở thành Đông Quan => tạo ra lòng căm thù giặc sâu sắc trong những sáng tác của ông

+ Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn => thể hiện tình yêu dân tộc qua những sáng tác

Câu 3. Dựa trên cơ sở nào người viết khẳng định: “Nguyễn Trãi là nhà văn hóa, nhà văn kiệt xuất”?

Phương pháp: 

- Đọc kĩ phần II của văn bản.

-  Tìm những chi tiết lý giải lý do người viết khẳng định “Nguyễn Trãi là nhà văn hóa, nhà văn kiệt xuất”

Lời giải: 

- Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá bởi ông có công rất lớn trong việc xây dựng nền văn hoá nước nhà: từ quy chế thi,
quyển chọn nhân tài, đến chủ trương xây dựng thể chế, những kế hoạch mới mẻ,....

Câu 4. Nội dung chính của thơ văn Nguyễn Trãi được trình bày trong bài viết bao gồm những điểm gì? Qua thơ văn, Nguyễn Trãi hiện lên là một con người như thế nào?

Phương pháp: 

- Đọc kĩ đoạn 4 phần II.

-  Tóm lược nội dung chính của thơ văn Nguyễn Trãi, tìm những chi tiết về con người Nguyễn Trãi thể hiện qua thơ văn.

Lời giải: 

- Nội dung chính của thơ văn Nguyễn Trãi:

+ Yêu nước, thương dân

+ Nhân nghĩa vì dân

+ Khát vọng xây dụng một quốc gia độc lập, hưng thịnh, thái bình, người dân được sống ấm no, hạnh phúc.

- Nguyễn Trãi là một con người hết lòng vì nước, vì dân, mang trong mình tầm tư tưởng cao đẹp.  

Câu 5. Những đóng góp to lớn nào về mặt nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi được nêu lên trong văn bản trên?
Phương pháp: 

- Đọc kĩ văn bản.

- Tìm kiếm những thông tin liên quan đến đóng góp của Nguyễn Trãi về mặt nghệ thuật của thơ văn.

Lời giải: 

- Hoàn thiện, phát triển, khởi đầu nhiều thể loại văn học

- Đưa thể văn nghị luận ở giai đoạn này đạt đến đỉnh cao hoàn thiện

Câu 6. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi gợi cho em những suy nghĩ, tình cảm gì?

Phương pháp: 

- Đọc kĩ phần I và II.

- Nêu những suy nghĩ, tình cảm của bản thân về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi.

Lời giải: 

Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi cho ta thấy ông là một người trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, những biến động

ấy thấm đượm trong thơ văn ông. Mỗi sáng tác đều ẩn chứa tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, tình yêu nước, thương

dân vĩ đại. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi khiến ta càng thêm biết ơn, trân trọng một nhân cách vĩ đại của dân

tộc. 

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan