Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử ngắn nhất Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử SGK Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất.

* Yêu cầu đối với bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử: 

- Giới thiệu được nhân vật và sự việc có thật liên quan đến nhân vật đó. 

- Kể được sự việc theo một trình tự hợp lí; có sử dụng các yếu tố miêu tả trong khi kể.

- Nêu được ý nghĩa của sự việc. 

- Nêu được suy nghĩ, ấn tượng của người viết về sự việc được kể.

* Phân tích bài tóm tắt tham khảo 

Thô-mát Ê-đi-xơn và màn “trình diễn” ánh sáng

+ Bài viết kể về màn “trình diễn” ánh sáng.

+ Sự việc đó có thật và liên quan đến nhà khoa học nổi tiếng Thổ-mát Ê-đi-xơn.

+ Diễn biến của sự việc: Ê-đi-xơn đã cho treo hàng trăm bóng đèn điện quanh phòng thí nghiệm, quanh nhà và dọc con đường nơi ông sống.

+ Sự việc có ý nghĩa: Màn “trình diễn ánh sáng của Ê-đi-xơn mở đầu cho việc đưa ánh sáng đèn điện đến với cuộc sống của con người.

+ Người viết bày tỏ suy nghĩ về sự việc: “Màn trình diễn” đó đã mở ra một kỉ nguyên ánh sáng mới, làm thay đổi thế giới.

+ Bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả: Những chiếc bóng đèn có vỏ ngoài được làm bằng thuỷ tinh cách nhiệt, bên trong có chứa dây đốt làm bằng sợi cacbon, toả ra thứ ánh sáng liên tục và dìu dịu.

* Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi tóm tắt

a. Lựa chọn đề tài: 

- Chọn nhân vật lịch sử là nhà quân sự, chính trị, khoa học, văn hóa, …. : Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, … 

- Chọn sự việc liên quan đến cuộc sống hay chiến công, thành tựu của nhân vật.  

b. Tìm ý:  

- Thời gian, không gian diễn ra sự việc. 

- Diễn biến sự việc. 

- Ý nghĩa sự việc. 

- Suy nghĩ của bản thân về sự việc được kể. 

c. Lập dàn ý: 

2. Viết bài

- Triển khai viết bài theo dàn ý:

Bài mẫu tham khảo:

Khi Trần Quốc Tuấn còn nhỏ, thân phụ ông với vua Trần Thái Tông, vốn là hai anh em trở nên bất hòa. Năm 1251, trước khi qua đời, Trần Liễu trăng trối với con trai rằng: "Con hãy vì cha mà lấy thiên hạ. Nếu không, nơi chín suối, cha không thể nhắm mắt!". Trần Quốc Tuấn tuy gật đầu, nhưng ông không cho đó là điều phải mà luôn tìm mọi cách xóa bỏ mọi hiềm khích trong hoàng tộc.

Cuối năm 1284, giặc Nguyên - Mông sắp kéo đại binh sang xâm lược nước ta, Trần Quốc Tuấn được vua Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh. Từ Vạn Kiếp, Vương kéo quân mã về Thăng Long để cùng Triều đình bàn kế chống giặc.

Một hôm, Trần Quốc Tuấn mời Thái sư Thượng tướng quân Trần Quang Khải xuống chiếc thuyền đóng tại Đông Bộ Đầu để đàm đạo. Trần Quốc Tuấn đã dùng nước thơm tắm cho Trần Quang Khải. Vừa dội nước thơm lên người Thái sư, vị Tiết chế Quốc công nói:

- Thật hạnh ngộ, tôi được tắm hầu Thái sư.

- Diễm phúc biết bao, tôi được Quốc công tắm cho.

Từ đó, mối tị hiềm giữa hai người được xóa bỏ hẳn.

Lúc bấy giờ thế giặc mạnh lắm, ta nên "đánh" hay nên "hòa"? Trần Quốc Tuấn đã xin Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông mời các bô lão cao tuổi nhất, danh vọng nhất về Thăng Long để bàn kế giữ nước. Tại điện Diên Hồng tiếng hô "Quyết chiến! Quyết chiến!" của các bô lão rung chuyển Kinh thành.

Trần Quốc Tuấn viết "Hịch tướng sĩ" và "Binh thư yếu lược". Tướng sĩ hăm hở luyện tập cung tên, giáo mác, chiến mã. Hàng vạn hùng binh thích vào cánh tay hai chữ "Sát Thát". Mùa hè năm 1285, 50 vạn quân xâm lược Nguyên - Mông bị đánh tơi tả. Toa Đô bị quân ta chém đầu. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng tránh mũi tên tẩm thuốc độc mới thoát chết!

3. Chỉnh sửa bài viết 

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan