Xem thêm: CHƯƠNG V: ÔN TẬP
Bài 1 trang 151 SGK Toán lớp 5
Câu hỏi:
Viết các số sau dưới dạng phân số thập phân:
a) \(0,3\) ; \(0,72\) ; \(1,5\) ; \(9,347.\)
b) \(\dfrac{1}{2}\) ; \(\dfrac{2}{5}\) ; \(\dfrac{3}{4}\) ; \(\dfrac{6}{25}\).
Phương pháp:
a) Dựa vào cách viết: \(\dfrac{1}{10} = 0,1\) ; \(\dfrac{1}{100}=0,01\) ; ...
b) Nhân cả tử số và mẫu số của phân số đã cho với một số thích hợp để được phân số có mẫu số là \(10; \; 100;\; 1000; ...\).
Lời giải:
Bài 2 trang 151 SGK Toán lớp 5
Câu hỏi:
a) Viết số thập phân dưới dạng tỉ số phần trăm:
0,35 = ....; 0,5 = ...; 8,75 = ....
b) Viết tỉ số phần trăm dưới dạng số thập phân:
45% = ...; 5% = ....; 625% = .....
Phương pháp:
Dựa vào cách viết: \(\dfrac{1}{100}=0,01 = 1\%.\)
Lời giải:
a) 0,35 = 35% ;
0,5 = 50% ;
8,75 = 875%
b) 45% = 0,45;
5% = 0,05;
625% = 6,25
Bài 3 trang 151 SGK Toán lớp 5
Câu hỏi:
Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân :
a) \(\dfrac{1}{2}\) giờ ; \(\dfrac{3}{4}\) giờ ; \(\dfrac{1}{4}\) phút.
b) \(\dfrac{7}{2}m\) ; \(\dfrac{3}{10}km\); \(\dfrac{2}{5}kg\).
Phương pháp:
Viết các phân số đã cho dưới dạng phân số thập phân sau đó viết dưới dạng số thập phân.
Lời giải:
a) \(\dfrac{1}{2}\) giờ \(= \dfrac{5}{10}\) giờ \(= 0,5\) giờ ;
\(\dfrac{3}{4}\) giờ \(= \dfrac{75}{100}\) giờ \(= 0,75\) giờ ;
\(\dfrac{1}{4}\) phút \(= \dfrac{25}{100}\) phút \(=0,25\) phút.
b) \(\dfrac{7}{2}m\) \(= \dfrac{35}{10}m=3,5m\) ;
\(\dfrac{3}{10}km=0,3km\) ;
\(\dfrac{2}{5}kg\) \(= \dfrac{4}{10}kg=0,4kg\).
Bài 4 trang 151 SGK Toán lớp 5
Câu hỏi:
Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
a) 4,5 ; 4,23 ; 4,505 ; 4,203.
b) 72,1 ; 69,8 ; 71,2 ; 69,78.
Phương pháp:
So sánh các số thập phân, sau đó sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
Lời giải:
a) Vì 4,203 < 4,23 < 4,5 < 4,505 nên ta viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn như sau: 4,203; 4,23; 4,5; 4,505.
b) Vì 69,78 < 69,8 < 71,2 < 72,1 nên ta viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn như sau: 69,78; 69,8; 71,2; 72,1.
Bài 5 trang 151 SGK Toán lớp 5
Câu hỏi:
Tìm một số thập phân thích hợp để viết vào chỗ chấm, sao cho:
0,1 < ... < 0,2.
Phương pháp:
Có thể viết \(0,1 = 0,10=0,100= ...\); \(0,2 = 0,20=0,200= ...\). Từ đó tìm được các số thập phân thỏa mãn đều bài.
Lời giải:
- Với số thập phân có hai chữ số sau dấu phảy:
Số vừa lớn hơn 0,10 và nhỏ hơn 0,20 có thể là: 0,11 ; 0,12 ; 0,13; ....; 0,19
- Với số thập phân có ba chữ số sau dấu phảy:
Số vừa lớn hơn 0,100 và nhỏ hơn 0,200 có thể là: 0,111; 0,112; ... ; 0,119; 0,120; 0,121; ....
............
Có rất nhiều số thỏa mãn đề bài, học sinh chọn một số để điền vào chỗ chấm.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục