Bài 1 trang 71 - SBT Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Vẽ trục đối xứng của mỗi hình sau:
Phương pháp:
Trục đối xứng là đường thẳng mà khi gấp hình theo đường đó ta được hai phần chồng khít lên nhau
Trả lời:
Các đường nét đứt là trục đối xứng của mỗi hình sau:
Bài 2 trang 71 - SBT Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Hình nào sau đây có đường nét đứt là trục đối xứng
Phương pháp:
Quan sát 2 phần được chia bởi đường nét đứt, nếu chúng giống hệt nhau thì đường nét đứt là trục đối xứng của hình đó.
Trả lời:
Hình a), b), d) có đường nét đứt chia hình đó thành hai phần bằng nhau nên những hình này có trục đối xứng.
Hình c) có đường nét đứt chia hình đó thành hai phần không bằng nhau nên hình này không có trục đối xứng.
Vậy hình a), b), d) có đường nét đứt là trục đối xứng.
Bài 3 trang 71 - SBT Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Mỗi hình sau đây có bao nhiêu trục đối xứng?
Phương pháp:
Số trục đối xứng là số đường thẳng chia hình đó thành hai phần bằng nhau (giống hệt nhau)
Trả lời:
a |
b |
c |
d |
e |
g |
h |
i |
k |
1 |
4 |
0 |
6 |
1 |
0 |
1 |
1 |
4 |
Bài 4 trang 72 - SBT Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Hãy vẽ trục đối xứng của mỗi hình sau nếu có thể:
Phương pháp:
Trục đối xứng là đường thẳng mà khi gấp hình theo đường đó ta được hai phần chồng khít lên nhau
Trả lời:
Các hình a, b, c, d, e có đường nét liền màu đen là trục đối xứng của hình đó. Hình g không có trục đối xứng.
Bài 5 trang 72 - SBT Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Vẽ thêm để các hình sau có trục đối xứng là đường nét đứt trên hình vẽ.
Trả lời:
Coi đường nét đứt như một cái gương, vẽ thêm sao cho khi gập hình theo đường nét đứt ta được hai phần giống hệt và chồng khít lên nhau.
Hình sau khi được vẽ thêm có đường nét đứt là trục đối xứng được biểu diễn như sau:
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục