Bài 1 trang 122 SGK Toán lớp 5
Câu hỏi:
Viết số đo thích hợp vào ô trống:
Phương pháp:
Áp dụng các công thức:
- Diện tích một mặt = cạnh \(\times \) cạnh.
- Diện tích toàn phần = diện tích một mặt \(\times \) 6.
- Thể tích = cạnh \(\times \) cạnh \(\times \) cạnh.
Lời giải:
Diện tích một mặt là:
600 : 6 = 100 (dm2)
Vì 100 = 10 x 10 nên cạnh hình lập phương dài 10dm
Thể tích hình lập phương là:
10 x 10 x 10 = 1000(dm3) hay 1m3.
Bài 2 trang 122 SGK Toán lớp 5
Câu hỏi:
Một khối kim loại hình lập phương có cạnh là 0,75m. Mỗi đề-xi-mét khối kim loại đó cân nặng 15kg. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Phương pháp:
- Tính thể tích khối kim loại ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
- Đổi thể tích vừa tìm được sang đơn vị đề-xi-mét khối.
- Tính cân nặng của khối kim loại ta lấy cân nặng của mỗi đề-xi-mét khối kim loại nhân với thể tích khối kim loại (với đơn vị đề-xi-mét khối).
Lời giải:
Thể tích khối kim loại đó là:
0,75 x 0,75 x 0,75 = 0,421875 (m3)
0,421875 m3 = 421,875 dm3
Khối kim loại đó cân nặng:
15 x 421, 875 = 6328,125 (kg)
Đáp số: 6328,125kg
Bài 3 trang 122 SGK Toán lớp 5
Câu hỏi:
Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 7cm và chiều cao 9cm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của ba kích thước của hình hộp chữ nhật trên. Tính:
a) Thể tích hình hộp chữ nhật;
b) Thể tích hình lập phương.
Phương pháp:
- Tính độ dài cạnh hình lập phương = (chiều dài + chiều rộng + chiều cao) : 3
- Tính thể tích hình hộp chữ nhật : \(V = a × b × c\), trong đó \(a, b, c\) là ba kích thước của hình hộp chữ nhật.
- Tính thể tích hình lập phương: \(V = a × a × a\), trong đó \(a\) là độ dài cạnh hình lập phương.
Lời giải:
a) Thể tích hình hộp chữ nhật là:
\(8 × 7 × 9 = 504\) (cm3)
b) Độ dài cạnh hình lập phương là:
\((8 + 7 + 9) : 3 = 8\) (cm)
Thể tích của hình lập phương là:
\(8 × 8 × 8 = 512\) (cm3)
Đáp số: a) 504cm3;
b) 512cm3.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục