Bài 17 trang 49 SGK Toán lớp 9 tập 2
Câu hỏi:
Xác định \(a, b', c\) rồi dùng công thức nghiệm thu gọn giải các phương trình:
a) \(4{x^2} + 4x + 1 = 0\)
b) \(13852{x^2} - 14x + 1 = 0\)
c) \(5{x^2} - 6x + 1 = 0\)
d) \( - 3{x^2} + 4\sqrt 6 x + 4 = 0\)
Lời giải:
a)
\(4{x^2} + 4x + 1 = 0\)
Ta có: \(a = 4,\ b' = 2,\ c = 1\)
Suy ra \(\Delta' = {2^2} - 4.1 = 0\)
Do đó phương trình có nghiệm kép:
\({x_1} = {x_2} = \dfrac{ - 2}{4} = - \dfrac{1 }{ 2}\).
b)
\(13852{x^2} - 14x + 1 = 0\)
Ta có: \(a = 13852,\ b' = - 7,\ c = 1\)
Suy ra \(\Delta' = {( - 7)^2} - 13852.1 = - 13803 < 0\)
Do đó phương trình vô nghiệm.
c)
\(5{x^2} - 6x + 1 = 0\)
Ta có: \(a = 5,\ b' = - 3,\ c = 1\)
Suy ra \(\Delta ' = {( - 3)^2} - 5.1 = 4 > 0\).
Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt:
\({x_1} = \dfrac{3 + \sqrt 4}{5}=\dfrac{5}{5} = 1\)
\({x_2} = \dfrac{3 - \sqrt 4}{5}=\dfrac{1}{5}.\)
d)
\( - 3{x^2} + 4\sqrt 6 x + 4 = 0\)
Ta có: \(a = - 3,\ b' = 2\sqrt 6 ,\ c = 4\)
Suy ra \(\Delta ' = {(2\sqrt 6 )^2} - ( - 3).4 = 36 > 0\)
Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt:
\({x_1} = \dfrac{ - 2\sqrt 6 + 6}{ - 3} = \dfrac{2\sqrt 6 - 6}{3}\)
\({x_2} = \dfrac{ - 2\sqrt 6 - 6}{ - 3} = \dfrac{2\sqrt {6 }+6 }{3}\)
Bài 18 trang 49 SGK Toán lớp 9 tập 2
Câu hỏi:
Đưa các phương trình sau về dạng \(ax^2 + 2b’x + c = 0\) và giải chúng. Sau đó, dùng bảng số hoặc máy tính để viết gần đúng nghiệm tìm được (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai):
a) \(3{x^2} - 2x = {x^2} + 3\)
b) \({(2x - \sqrt 2 )^2} - 1 = (x + 1)(x - 1)\)
c) \(3{x^2} + 3 = 2(x + 1)\)
d) \(0,5x(x + 1) = {(x - 1)^2}\)
Lời giải:
a)
\(3{x^2} - 2x = {x^2} + 3\)
\( \Leftrightarrow 3{x^2} - 2x - {x^2} - 3=0\)
\(\Leftrightarrow 2{x^2} - 2x - 3 = 0\)
Suy ra \(a = 2,\ b' = - 1,\ c = - 3\)
\(\Rightarrow \Delta ' = {( - 1)^2} - 2.( - 3) = 7 > 0\).
Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt:
\({x_1} = \dfrac{1 + \sqrt 7 }{2} \approx 1,82\)
\({x_2} = \dfrac{1 - \sqrt 7 }{2} \approx - 0,82\)
b)
\({(2x - \sqrt 2 )^2} - 1 = (x + 1)(x - 1)\)
\(\Leftrightarrow 4x^2-4\sqrt 2 x + 2- 1 = x^2 -1\)
\(\Leftrightarrow 4x^2-4\sqrt 2 x + 2 - 1 - x^2 +1=0\)
\(\Leftrightarrow 3{x^2} - 4\sqrt 2 x + 2 = 0\)
Suy ra \(a = 3,\ b' = - 2\sqrt 2 ,\ c = 2\)
\(\Rightarrow \Delta ' = {( - 2\sqrt 2 )^2} - 3.2 = 2 > 0\)
Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt:
\({x_1} = \dfrac{2\sqrt 2 + \sqrt 2 }{3} = \sqrt 2 \approx 1,41\)
\({x_2} = \dfrac{2\sqrt 2 - \sqrt 2 }{3} = \dfrac{\sqrt 2 }{3} \approx 0,47\)
c)
\(3{x^2} + 3 = 2(x + 1) \)
\(\Leftrightarrow 3{x^2} +3- 2x -2 = 0\)
\(\Leftrightarrow 3{x^2} - 2x +1 = 0\)
Suy ra \(a = 3,\ b' = - 1,\ c = 1\)
\(\Rightarrow \Delta ' = {( - 1)^2} - 3.1 = - 2 < 0\)
Do đó phương trình vô nghiệm.
d)
\(0,5x(x + 1) = {(x - 1)^2} \)
\(\Leftrightarrow 0,5x^2 + 0,5x = x^2-2x+1 \)
\(\Leftrightarrow 0,5x^2 + 0,5x -x^2+2x-1=0 \)
\(\Leftrightarrow -0,5 x^2 +2,5 x -1 = 0\)
\(\Leftrightarrow x^2 -5 x +2 = 0\)
Suy ra \(a = 1;\ b' = - 2,5;\ c = 2\)
\(\Rightarrow \Delta ' = {( - 2,5)^2} - 1.2 = 4,25 > 0\)
Do đó phương trình có hai nghiệm phân biệt:
\({x_1} = 2,5 + \sqrt {4,25} \approx 4,56\)
\({x_2} = 2,5 - \sqrt {4,25} \approx 0,44\)
Bài 19 trang 49 SGK Toán lớp 9 tập 2
Câu hỏi:
Đố em biết vì sao khi \(a > 0\) và phương trình \(a{x^2} + bx + c = 0\) vô nghiệm thì\(a{x^2} + bx + c > 0\) với mọi giá trị của \(x \)?
Phương pháp:
+) Sử dụng phương trình vô nghiệm khi \(\Delta < 0\).
+) Biến đổi \(ax^2+bx+c=a\left ( x + \dfrac{b}{2a} \right )^{2}-\dfrac{b^{2}-4ac}{4a}\) rồi đánh giá từng hạng tử.
Lời giải:
Khi \(a > 0\) và phương trình vô nghiệm thì \(\Delta = b{^2} - 4ac<0\).
Do đó: \(-\dfrac{b^{2}-4ac}{4a} > 0\)
Lại có:
\(\begin{array}{l}a{x^2} + bx + c = a\left( {{x^2} + \dfrac{b}{a}x} \right) + c\\ = a\left( {{x^2} + 2.\dfrac{b}{{2a}}.x + \dfrac{{{b^2}}}{{4{a^2}}}} \right) - \dfrac{{{b^2}}}{{4a}} + c\\ = a{\left( {x + \dfrac{b}{{2a}}} \right)^2} - \dfrac{{{b^2} - 4ac}}{{4a}}\end{array}\)
\(=a\left ( x + \dfrac{b}{2a} \right )^{2}+ {\left(-\dfrac{b^{2}-4ac}{4a}\right)}\)
Vì \(a\left ( x + \dfrac{b}{2a} \right )^{2} \ge 0\) với mọi \(x \in R\), mọi \(a>0\).
Lại có \(-\dfrac{b^{2}-4ac}{4a} > 0\) (cmt)
Vì tổng của số không âm và số dương là một số dương do đó
\(a\left ( x + \dfrac{b}{2a} \right )^{2}+ {\left(\dfrac{b^{2}-4ac}{4a}\right)} >0\) với mọi \(x\).
Hay \(a{x^2} + bx + c >0\) với mọi \(x\).
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục