Một cuộn dây dẫn dẹt gồm 1000 vòng dây, mỗi vòng có đường kính 20 cm, mỗi mét dài của dây dẫn có điện trở 0,50 Ω. Cuộn dây được đặt trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ hướng vuông góc với mặt phẳng của các vòng dây dẫn và có độ lớn giảm đều từ 1,0 mT đến 0 trong khoảng thời gian 10 ms. Xác định cường độ dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn này
Trả lời:
Trong khoảng thời gian Δt, từ thông qua cuộn dây dẫn biến thiên một lượng :
\(\Delta \Phi = \left| {\Phi - {\Phi _0}} \right| = \left| {0 - NBS} \right| = NB{{\pi {d^2}} \over 4}\)
Áp dụng công thức của định luật Fa – ra – đây: \(\left| {{e_c}} \right| = \left| {{{\Delta \Phi } \over {\Delta t}}} \right|\), ta xác định đượcđộ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn
\(\left| {{e_c}} \right| = {{NB\pi {d^2}} \over {4\Delta t}}\)
Các vòng của cuộn dây dẫn có độ dài tổng cộng l = Nπd . Vì mỗi mét dài của dây dẫn có điện trở R0 = 0,5 Ω, nên điện trở của cả cuộn dây dẫn tính bằng : R = IR0 = NπdR0. Từ đó suy ra cường độ dòng điện cảm ứng chạy trong cuộn dây dẫn :
\({i_c} = {{\left| {{e_c}} \right|} \over R} = {1 \over {N\pi d{R_0}}}.{{NB\pi {d^2}} \over {4\Delta t}} = {{Bd} \over {4{R_0}\Delta t}}\)
Thay số, ta tìm được :
\({i_c} = {{{{1,0.10}^{ - 3}}{{.20.10}^{ - 2}}} \over {{{4.0,50.10.10}^{ - 3}}}} = 10mA\)
Sachbaitap.com
>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục