27.6 Dùng quy tắc nào dưới đây để xác định chiều của lực điện từ?
A. Quy tắc nắm tay phải.
B. Quy tắc nắm tay trái.
C. Quy tắc bàn tay phải.
D. Quy tắc bàn tay trái.
27.7 Muốn xác định được chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết những yếu tố nào?
A. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của dây.
B. Chiều của đường sức từ và cường độ lực điện từ tại điểm đó.
C. Chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó.
D. Chiều và cường độ của dòng điện, chiều và cường độ của lực từ tại điểm đó.
27.8 Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt song song với các đường sức từ thì lực điện từ có hướng như thế nào?
A. Cùng hướng với dòng điện.
B. Cùng hướng với đường sức từ.
C. Vuông góc với cả dây dẫn và đường sức từ.
D. Không có lực điện từ.
27.9 Một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường giữa hai nhánh của một nam châm hình chữ U. Khung dây sẽ quay đến vị trí nào thì dừng lại.
A. Mặt khung dây song song với các đường sức từ.
B. Mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ.
C. Mặt khung dây tạo thành một góc 600 với đường sức từ.
D. Mặt khung dây tạo thành một góc 450 với đường sức từ.
Trả lời:
27.6 |
27.7 |
27.8 |
27.9 |
D |
C |
D |
A |
>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục