Một lực tác dụng vào một vật trong khoảng thời gian 0,6s làm vận tốc của nó thay đổi từ 8 cm/s đến 5 cm/s ( lực cùng phương với chuyển động ). Tiếp đó, tăng độ lớn của lực lên gấp đôi trong khoảng thời gian 2,2 s nhưng vẫn giữ nguyên hướng của lực. Hãy xác định vận tốc của vật tại thời điểm cuối.
Giải:
Chọn chiều chuyển động ban đầu của vật làm chiều dương của trục Ox.
Lực \({\vec F_1}\) làm cho vận tốc của vật giảm, chứng tỏ \({\vec F_1}\) ngược chiều chuyển động.
Gia tốc của vật trong giai đoạn đầu:
\({a_1} = \dfrac{{{v_B} - {v_A}}}{{{t_1}}} = \dfrac{{5 - 8}}{{0,6}} = - 5cm/{s^2}\)
Khi vật tới B, lực giữ hướng như cũ và tăng độ lớn lên gấp đôi, nên gia tốc của vật cũng tăng gấp đôi:
\({a_2} = 2{a_1} = - 10cm/{s^2}\)
Vận tốc của vật sau 2,2 s:
\(v = {v_B} + {a_2}{t_2} = 5 + ( - 10).2,2 = - 17cm/s\)
Dấu âm chứng tỏ vật đã đổi chiều chuyển động.
(Có thể khai thác thêm: Vật đổi chiều chuyển động vào lúc nào, ở đâu?)
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục