a. Dùng kính lúp có tiêu cự 10 cm để quan sát một vật nhỏ cao 1mm. Muốn có ảnh ảo cao 10 mm thì phải đặt vật cách kính bao nhiêu xentimet? Lúc đó ảnh cách kính bao nhiêu xentimet?
Gợi ý: Hãy dựng ảnh, không cần đúng tỉ lệ. Dựa vào hình vẽ để tính.
b. Dùng một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm để quan sát vật nói trên. Ta cũng muốn có ảnh ảo cao 10 mm thì phải đặt vật cách kính bao nhiêu xentimet ? Lúc đó ảnh cách kính bao nhiêu xentimet ?
c. Cho rằng trong cả hai trường hợp, người quan sát đều đặt mắt sát sau kính để nhìn ảnh ảo. Hỏi trong trường hợp nào người ấy có cảm giác là ảnh lớn hơn?
Trả lời:
Hình được vẽ như sau:
a) Ta có:
\(\eqalign{
& {{A'B'} \over {AB}} = {{F'A'} \over {F'O}} = {{F'O + OA'} \over {F'O}} \cr
& \Leftrightarrow {{10} \over 1} = {{10 + OA'} \over {10}} \cr
& \Rightarrow OA' = 90cm \cr} \)
Đồng thời:
\({{A'B'} \over {AB}} = {{OA'} \over {OA}} \Leftrightarrow {{10} \over 1} = {{90} \over {OA}} \Rightarrow OA = 9cm\)
Vậy vật cách kính 9cm và ảnh cách kính 90cm
b) Tương tự, ta có:
\({{A'B'} \over {AB}} = {{F'A'} \over {F'O}} = {{F'O + OA'} \over {F'O}} \Leftrightarrow {{10} \over 1} = {{40 + OA'} \over {40}}\)
Suy ra OA’ = 360cm
Đồng thời:
\({{A'B'} \over {AB}} = {{OA'} \over {OA}} \Leftrightarrow {{10} \over 1} = {{360} \over {OA}} \Rightarrow OA = 36cm\)
Vậy vật kính 36cm và ảnh cách kính 360cm
c) Trong cả hai trường hợp ảnh đều cao 10mm. Trong trường hợp a) thì ảnh cách mắt có 90cm, còn trong trường hợp b) ảnh cách kính đến 360cm. Như vậy, trong trường hợp a) ảnh nằm gần mắt hơn và người quan sát sẽ thấy ảnh lớn hơn so với trường hợp b).
>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục