Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 6, 7, 8, 9, 10 trang 10, 11 SGK Toán 9 tập 1 - Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức

Bình chọn:
3.4 trên 19 phiếu

Giải bài 6, 7, 8 trang 10, bài 9, 10 trang 11 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 bài Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức. Bài 6 Với giá trị nào của a thì mỗi căn thức sau có nghĩa.

Bài 6 trang 10 SGK Toán lớp 9 tập 1

Câu hỏi:

Với giá trị nào của \(a\) thì mỗi căn thức sau có nghĩa:

a) \( \sqrt{\dfrac{a}{3}}\),         b) \(\sqrt{-5a}\);       c) \( \sqrt{4 - a}\);     d) \( \sqrt{3a + 7}\)

Phương pháp:

+) \(\sqrt{A}\) xác định (hay có nghĩa) khi \(A\ge 0\).

Lời giải: 

a) Ta có:  \( \sqrt{\dfrac{a}{3}}\) có nghĩa khi \(\dfrac{a}{3}\geq 0\Leftrightarrow a\geq 0\)

b) Ta có: \(\sqrt{-5a}\) có nghĩa khi \(-5a\geq 0\Leftrightarrow a\leq \dfrac{0}{-5}\Leftrightarrow a\leq 0\)

c) Ta có: \( \sqrt{4 - a}\) có nghĩa khi \(4-a\geq 0  \Leftrightarrow -a\geq -4 \Leftrightarrow a\leq 4\)

d) Ta có: \( \sqrt{3a + 7}\) có nghĩa khi \(3a+7\geq 0\Leftrightarrow 3a \geq -7 \Leftrightarrow a\geq \dfrac{-7}{3}\)

Bài 7 trang 10 SGK Toán lớp 9 tập 1

Câu hỏi:

Tính:

a) \(\sqrt {{{\left( {0,1} \right)}^2}}\)

b) \(\sqrt {{{\left( { - 0,3} \right)}^2}}\) 

c) \( - \sqrt {{{\left( { - 1,3} \right)}^2}} \) 

d) \( - 0,4\sqrt {{{\left( { - 0,4} \right)}^2}} \)

Phương pháp:

+) Sử dụng hằng đẳng thức \(\sqrt{A^2}=\left| A\right| \).

+) Sử dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối của số \(a\): \(\left| a \right| = a\) nếu \(a \ge 0\) và \(\left| a \right| = -a\) nếu \(a<0\). 

Lời giải:  

a) 

Ta có: \(\sqrt {{{\left( {0,1} \right)}^2}}  = \left| {0,1} \right| = 0,1\) 

b) 

Ta có: \(\sqrt {{{\left( { - 0,3} \right)}^2}}  = \left| { - 0,3} \right| = 0,3\)

c) 

Ta có: \( - \sqrt {{{\left( { - 1,3} \right)}^2}}  =  - \left| { - 1,3} \right| = -1,3\) 

d) 

Ta có:

\(- 0,4\sqrt {{{\left( { - 0,4} \right)}^2}}  \)\(=  - 0,4.\left| {-0,4} \right| =  - 0,4.0,4 \)

\(=  - 0,16\) 

Bài 8 trang 10 SGK Toán lớp 9 tập 1

Câu hỏi:

Rút gọn các biểu thức sau

a) \(\sqrt {{{\left( {2 - \sqrt 3 } \right)}^2}} \)

b) \(\sqrt {{{\left( {3 - \sqrt {11} } \right)}^2}} \) 

c)  \(2\sqrt {{a^2}} \) với a ≥ 0 

d) \(3\sqrt {{{\left( {a - 2} \right)}^2}} \) với a < 2.

Phương pháp: 

+) Sử dụng hằng đẳng thức \( \sqrt{A^2}=\left| A \right| \).

+) Sử dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối của số \(a\): Nếu \(a \ge 0\) thì \( \left| a \right| =a\). Nếu \( a< 0\) thì \( \left| a \right| = -a\). 

+) Sử dụng định lí so sánh các căn bậc hai số học: Với hai số \(a ,\ b\) không âm, ta có:

\[a< b \Leftrightarrow \sqrt{a}< \sqrt{b} \]

Lời giải:  

a) 

Ta có: \(\sqrt {{{\left( {2 - \sqrt 3 } \right)}^2}}  = \left| {2 - \sqrt 3 } \right|=2- \sqrt{3} \)

(Vì \(4>3\) nên \(\sqrt{4} > \sqrt{3} \Leftrightarrow  2> \sqrt{3} \Leftrightarrow 2- \sqrt{3}>0 \).

\(\Leftrightarrow \left| {2 - \sqrt 3 } \right| =2- \sqrt{3}\))

b) 

Ta có: \(\sqrt {{{\left( {3 - \sqrt {11} } \right)}^2}}  = \left| {3 - \sqrt {11} } \right|  =\sqrt{11}-3.\) 

(Vì \( 9<11\) nên \(\sqrt{9} < \sqrt{11} \Leftrightarrow  3< \sqrt{11} \Leftrightarrow 3- \sqrt{11} <0\)

\(\Leftrightarrow \left| {3 - \sqrt {11} } \right| =-(3- \sqrt{11})=\sqrt{11}-3)\)

c) 

Ta có: \(2\sqrt {{a^2}}  = 2\left| a \right| = 2{\rm{a}}\)  (vì \(a \ge 0\) )

d) 

Vì \(a < 2\) nên \(a - 2<0\)

\(\Leftrightarrow \left| a-2 \right|=-(a-2)=2-a \) 

Do đó: \(3\sqrt {{{\left( {a - 2} \right)}^2}}  = 3\left| {a - 2} \right|  = 3\left( {2 - a} \right) \)\(= 6 - 3a\). 

Bài 9 trang 11 SGK Toán lớp 9 tập 1

Câu hỏi:

Tìm x biết

a) \(\sqrt {{x^2}}  = 7\)

b) \(\sqrt {{x^2}} = \left| { - 8} \right| \)

c) \(\sqrt {4{{\rm{x}}^2}}  = 6\)

d) \(\sqrt {9{{\rm{x}}^2}} = \left| { - 12} \right|\) 

Phương pháp: 

+) Sử dụng hằng đẳng thức \( \sqrt{A^2}=\left| A \right| \).

+) Sử dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối của số \(a\): Nếu \(a \ge 0\) thì \( \left| a \right| =a\). Nếu \( a< 0\) thì \( \left| a \right| = -a\).  

Lời giải: 

a) 

Ta có: 

\(\eqalign{
& \sqrt {{x^2}} = 7 \cr 
& \Leftrightarrow \left| x \right| = 7 \cr 
& \Leftrightarrow x = \pm 7 \cr} \)

Vậy \(x= \pm 7\).

b) 

Ta có:

\(\eqalign{
& \sqrt {{x^2}} = \left| { - 8} \right| \cr 
& \Leftrightarrow \left| x \right| = 8 \cr 
& \Leftrightarrow x = \pm 8 \cr} \)

Vậy \(x= \pm 8 \). 

c) 

Ta có:

\(\eqalign{
& \sqrt {4{x^2}} = 6 \cr 
& \Leftrightarrow \sqrt {{{\left( {2x} \right)}^2}} = 6 \cr 
& \Leftrightarrow \left| {2x} \right| = 6 \cr 
& \Leftrightarrow 2x = \pm 6 \cr 
& \Leftrightarrow x = \pm 3 \cr} \)

Vậy \(x= \pm 3 \). 

d) 

Ta có:

\(\eqalign{
& \sqrt {9{x^2}} = \left| { - 12} \right| \cr 
& \Leftrightarrow \sqrt {{{\left( {3x} \right)}^2}} = 12 \cr 
& \Leftrightarrow \left| {3x} \right| = 12 \cr 
& \Leftrightarrow 3x = \pm 12 \cr 
& \Leftrightarrow x = \pm 4 \cr} \).

Vậy \(x= \pm 4 \). 

Bài 10 trang 11 SGK Toán lớp 9 tập 1

Câu hỏi:

Chứng minh

a) \((\sqrt{3}- 1)^{2}= 4 - 2\sqrt{3}\) 

b) \(\sqrt{4 - 2\sqrt{3}}- \sqrt{3} = -1\) 

Phương pháp: 

+) \(\sqrt{a^2}= |a|\)

+) Sử dụng hằng đẳng thức: \((a-b)^2=a^2-2ab+b^2\)

+) Sử dụng công thức \((\sqrt{a})^2=a\), với \(a \ge 0\). 

+) Sử dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối của số \(a\): Nếu \(a \ge 0\) thì \( \left| a \right| =a\). Nếu \( a< 0\) thì \( \left| a \right| = -a\). 

+) Sử dụng định lí so sánh các căn bậc hai số học: Với hai số \(a ,\ b\) không âm, ta có:

\[a< b \Leftrightarrow \sqrt{a}< \sqrt{b} \]

Lời giải: 

a) 

Ta có: VT=\({\left( {\sqrt 3  - 1} \right)^2} = {\left( {\sqrt 3 } \right)^2} - 2. \sqrt 3 .1 + {1^2}\)

\( = 3 - 2\sqrt 3  + 1\)

\(=(3+1)-2\sqrt 3 \)

\(= 4 - 2\sqrt 3 \) = VP

Vậy  \((\sqrt{3}- 1)^{2}= 4 - 2\sqrt{3}\)  (đpcm)

b) 

Ta có: 

\(VT= \sqrt {4 - 2\sqrt 3 }  - \sqrt 3  \)\(= \sqrt {\left( {3 + 1} \right) - 2\sqrt 3 }  - \sqrt 3 \)

 \( = \sqrt {3 - 2\sqrt 3  + 1}  - \sqrt 3 \)

\(= \sqrt {{{\left( {\sqrt 3 } \right)}^2} - 2.\sqrt 3 .1 + {1^2}}  - \sqrt 3 \)

\( = \sqrt {{{\left( {\sqrt 3  - 1} \right)}^2}}  - \sqrt 3 \) 

\( = \left| {\sqrt 3  - 1} \right| - \sqrt 3 \)

\(=\sqrt 3 -1 - \sqrt 3\) 

\(= (\sqrt 3 - \sqrt 3) -1= -1\) = VP. 

(do \(3>1 \Leftrightarrow \sqrt 3  > \sqrt 1 \Leftrightarrow \sqrt 3 > 1 \)\(\Leftrightarrow \sqrt 3 -1 > 0 \)

\(\Rightarrow \left| \sqrt 3 -1 \right| = \sqrt 3 -1\))  

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan