Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 83 trang 136 Sách bài tập Hình học lớp 12 Nâng cao

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Trong không gian tọa độ Oxyz cho đường thẳng :

Trong không gian tọa độ Oxyz cho đường thẳng:

\(d:\left\{ \matrix{  x = 1 + 2t \hfill \cr  y =  - 1 + t \hfill \cr  z = 2 - t. \hfill \cr}  \right.\)

Gọi d’ là giao tuyến của hai mặt phẳng

\(\left( \alpha  \right):3y - z - 7 = 0\) và \(\left( {\alpha '} \right):3x + 3y - 2z - 17 = 0.\)

a) Chứng minh d, d’ chéo nhau và vuông góc với nhau.

b) Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua d’ và vuông góc với d . Tìm tọa độ giao điểm H của d và (P).

c) Một mặt phẳng (Q) thay đổi, luôn song song với mặt phẳng (Oxy), cắt d, d’ lần lượt tại M, M’. Tìm quỹ tích trung điểm I của đoạn MM’.

Giải

a) Đường thẳng d' là giao tuyến của hai mặt phẳng có vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow n \) = (0 ; 3 ; -1) và \(\overrightarrow {n'} \)  = (3 ; 3 ; -2) nên d' có một vectơ chỉ phương là :

\(\overrightarrow {{u_{d'}}}  =  - {1 \over 3}\left[ {\overrightarrow n ,\overrightarrow {n'} } \right] = \left( {1;1;3} \right).\)

Vectơ chỉ phương \(\overrightarrow {{u_d}} \) của d là \(\overrightarrow {{u_d}} \) = (2 ; 1 ; -1).

Vì \(\overrightarrow {{u_d}} .\overrightarrow {{u_{d'}}}  = 0\) nên \(d \bot d'.\)

Ta dễ chứng minh d và d' không có điểm chung (hệ phương trình lập ra từ phương trình hai đường thẳng này vô nghiệm). Vậy chúng chéo nhau.

b) Ta lấy một điểm A nào đó thuộc \(d'\). Chẳng hạn cho y = 0 thì z = -7, x = 1, ta có \(A\left( {1{\rm{ }};{\rm{ }}0{\rm{ }};{\rm{ }} - 7} \right) \in d'.\). Vì d\( \bot \) d' nên mặt phẳng đi qua A và vuông góc với d sẽ đi qua \(d'\). Vậy phương trình mặt phẳng (P) là :

\( 2(x - 1) + (y - 0) - (z + 7) = 0\)

\( \Leftrightarrow  2x + y- z- 9 = 0.\)

Toạ độ giao điểm H(x ; y ; z) của d và (P) thoả mãn hệ

\(\left\{ \matrix{  x = 1 + 2t \hfill \cr  y =  - 1 + t \hfill \cr  z = 2{\rm{  -  }}t \hfill \cr  2x + y - z - 9 = 0 \hfill \cr}  \right. \)

\(\Rightarrow t = {5 \over 3} \Rightarrow H = \left( {{{13} \over 3};{2 \over 3};{1 \over 3}} \right).\)

c) Mặt phẳng (Q) song song với mp(Oxy) nên có phương trình

                         z = m (m\( \ne \)0).

Toạ độ giao điểm M(x ; ỵ ; z) của d và (Q) thoả mãn hệ

\(\left\{ \matrix{  x = 1 + 2t \hfill \cr  y =  - 1 + t \hfill \cr  z = 2 - t \hfill \cr  z = m \hfill \cr}  \right. \Rightarrow M = \left( {5 - 2m;1 - m;m} \right).\)

Toạ độ giao điểm \(M'\)(x ; ỵ ; z) của \(d'\) và (Q) thoả mãn hệ

\(\left\{ \matrix{  3y - z - 7 = 0 \hfill \cr  3x + 3y - 2z - 17 = 0 \hfill \cr  z = m \hfill \cr}  \right. \)

\(\Rightarrow M' = \left( {{{10 + m} \over 3};{{7 + m} \over 3};m} \right).\)

Gọi I là trung điểm của \(MM'\)  thì \(I = \left( {{{25 - 5m} \over 6};{{5 - m} \over 3};m} \right).\)

Vậy quỹ tích của I là đường thẳng có phương trình tham số

\(\left\{ \matrix{  x = {{25 -5 m} \over 6} \hfill \cr  x = {{5 - m} \over 3} \hfill \cr  z = m \hfill \cr}  \right.;\)

bỏ đi điểm \(\left( {{{25} \over 6};{5 \over 3};0} \right)\) (ứng với m = 0).

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Toán 12 Nâng cao - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Bài viết liên quan