Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Cao Bằng trang 129 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Cao Bằng trong bài thơ hiện lên với hình ảnh núi non trập trùng, với những người dân chất phác, hiền hậu, có tấm lòng yêu nước nồng nàn và Cao Bằng còn nằm ở vị trí biên giới vì vậy con người và thiên nhiên nơi đây còn hết mình độc lập chủ quyền lãnh thổ dân tộc.

Nội dung bài đọc

Cao Bằng trong bài thơ hiện lên với hình ảnh núi non trập trùng, với những người dân chất phác, hiền hậu, có tấm lòng yêu nước nồng nàn và Cao Bằng còn nằm ở vị trí biên giới vì vậy con người và thiên nhiên nơi đây còn hết mình độc lập chủ quyền lãnh thổ dân tộc.

Cao bằng

(Trích)

Cao Bằng, rõ thật cao!

Rồi dần bằng bằng xuống

Đầu tiên là mận ngọt

Đón môi ta dịu dàng.

Rồi đến chị rất thương

Rồi đến em rất thảo

Ông lành như hạt gạo

Bà hiền như suối trong.

Còn núi non Cao Bằng

Đo làm sao cho hết

Như lòng yêu đất nước.

Sâu sắc người Cao Bằng.

Đã dâng đến tận cùng

Hết tầm cao Tổ quốc

Lại lặng thầm trong suốt

Như suối khuất rì rào.

Bạn ơi có thấy đâu

Cao Bằng xa xa ấy

Vì ta mà giữ lấy

Một dải dài biên cương.

TRÚC THÔNG

 

Câu 1 trang 130 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều:

 Những hình ảnh nào nói lên vẻ đẹp chất phác, hiền hậu của người dân Cao Bằng?

Phương pháp:

Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi

Lời giải:

Những hình ảnh nói lên vẻ đẹp hiền hậu chất phác của người dân Cao Bằng như:

Rồi đến chị rất thương

Rồi đến em rất thảo

Ông lành như hạt gạo

Bà hiền như suối trong.

Câu 2 trang 130 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều:

Tác giả mượn hình ảnh núi và suối để thể hiện cảm nhận gì về lòng yêu nước của người dân Cao Bằng?

Phương pháp:

Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Tác giả mượn hình ảnh núi và suối để thể hiện lòng người yêu nước của người dân Cao Bằng vô cùng lớn hùng vĩ vững chắc như núi và trải dài qua các thế hệ như dòng suối.

Câu 3 trang 130 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều:

Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì?

Phương pháp:

Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Qua khổ thơ cuối tác giả muốn nói lên rằng Cao Bằng là một tỉnh biên giới giáp với Trung Quốc và ở nơi đây bộ đội Biên phòng cùng với nhân dân Cao Bằng vẫn luôn ra sức bảo vệ bình yên cho khu vực biên giới của nước ta. 

Câu 4 trang 130 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều:

Em có cảm nghĩ gì về ý nghĩa của những hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ?

Phương pháp:

Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Những hình ảnh thiên nhiên hiện lên trong bài thơ cho thấy Cao Bằng là một mảnh đất với thiên nhiên hùng vĩ, nơi con người thân thiện hiền lành và mến khách.

* Học thuộc lòng bài thơ.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan